“Sweet Fruit” – The 19th poem of “hidden face flower” - "Quả ngọt" – Bài thơ thứ 19 trong tập thơ “hoa giấu mặt” - (explication - chú giải) - Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

Sweet Fruit” – The 19th poem of “hidden face flower”


 


Tiến sỹ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

  

 

 

By Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(From Calcutta, India)

 

 

 

 

Extruded roots
Aiming at the sky
A little stem

(Sweet Fruit – Mai Văn Phấn. Translated from Vietnamese by Pornpen Hantrakool)

 

Explication:

Roots do not always dive underground. The roots of the banyan tree often emerge from the branches and dangle in the air. They are of course prop roots directed to wards the ground. But there are also plants whose roots are aerial. They directly drink water from the air. This happens in rain forests. Mangroves have roots feeding on air. They exchange gases from the atmosphere. The oxygen content of the soil where mangroves grow are not enough. Hence there are extruded roots to take oxygen from the air. The present poem dwells on a plant with extruded roots aimimg at the sky. May be the mangrove plants in Cà Mau province of Vietnam has inspired this imagery. But what does the plant stand for? Deuteronomy 20-19 says that man is a tree of the field. According Torah mans roots are deep underground unmoving and serene drawing sustenance from the forefathers. The roots of the plants also go deep into the soil. Or else they are aerobic perhaps. But here is a plant with extruded or forced roots aiming at the sky.


Trees are a recurrent feature in Vietnamese myths. A banyan tree went up from the earth and struck its roots in the Moon. A tree gave fruits. A bird ate the fruits In exchange it gave the poor but honest owner of the tree ample gold.

 

Then there is the tree of life or the tree with its roots going down to netherlands and excelsioring to the skies and beyond. The shamans go up and down the tree and visit the heaven and the worlds below the earth in trances.


Unlike these trees the Shrimadbhagavadgita a Hindu scripture describes the cosmic  tree as an inverted one with its leaves and branches constituting the world and roots diving into heaven. In Jewish Kabalah the inverted tree stands for the nervous system in man which has the roots in the cranial and branches distributed among the other limbs of the body.


In a vision the poet finds a plant with extruded roots aiming at the skies and a little stem. One wonders whether the image of this plant speaks of an aesthetics and the poets aspirations. Literature commonly has its roots  in the earthiness of the earth and in the everyday world; but its efflorescence is  above the world. And there is a qualitative difference between the world of the flower and everyday world of ours; between the world of mud  from which the lotus springs and the world above the water where the lotus blooms; between the world of literature and the war-torn jealousy-lorn everyday world of ours. But our poet  has different aims.He seeks sustenance from heaven and ether and air. The senses of the common run of poets draw the material of poetry from the  worldly life. its tears and smiles. But the poet toils hard and forces his senses to draw the material from supra mundane plane. He extrudes his roots aiming at the sky. He will cull the pearls of wisdom from heaven  and the skies and reproduce the same in human language or poetry so that humanity could feed on the heavenly beauty and  fragrance and taste of his poetry The poetry created by Mai Văn Phấn could be thus the divine fruit or ambrosia that will bestow divine life. Upon earth. The poet is an unacknowledged leader of men. Although  the stem or the poets body is little if he can derive his sustenance from the skies he can move the world into melting mood and charge it with the spirit of universal love and kindness. And everyman can emulate the poet. Vietnamese myths describe the people as descendants from heaven. Hence the poems nostalgia for heaven.

 

 

 

 

Translated by Phạm Văn Bình

Bản dịch của Phạm Văn Bình






Thủ bút của Tiến sỹ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

 

 

 

"Quả ngọt" – Bài thơ thứ 19 trong tập thơ “hoa giấu mặt”

 

 

 

 

Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(Từ Calcutta, Ấn Độ)

 

 

 

 

Rễ đẩy lên
Trời
Chiếc cuống bé nhỏ
(Quả ngọt -  Mai Văn Phấn. Pornpen Hantrakool dịch sang Anh ngữ)

 

Chú giải:


Rễ cây không phải lúc nào cũng cắm sâu vào lòng đất. Những chiếc rễ đa thường mọc ra từ những cành cây và đu đưa trong không khí. Tất nhiên, chúng là những chiếc rễ hướng xuống mặt đất. Nhưng cũng có những loài cây có rễ lơ lửng giữa không trung. Chúng trực tiếp hút nước từ trong không khí. Điều này xảy ra ở trong những khu rừng nhiệt đới. Cây đước có những chiếc rễ hút dinh dưỡng từ trong không khí. Chúng trao đổi khí trong bầu khí quyển. Hàm lượng ô xi của đất đai nơi cây đước mọc lên không đủ. Vì vậy, có những chiếc rễ trồi lên để lấy ô xi từ trong không khí. Bài thơ này chủ yếu nói về một loài cây có những chiếc rễ đẩy lên trời. Có thể những cây đước ở tỉnh Cà Mau trên đất nước Việt Nam đã mang lại cảm hứng cho thi ảnh này. Nhưng loài cây này đại diện cho điều gì vậy? Tác phẩm Deuteronomy 20-19 nói rằng con người là một loài cây mọc trên cánh đồng. Theo Torah, gốc rễ của con người cắm sâu vào lòng đất tĩnh tại và thầm lặng đón nhận nguồn thức ăn từ cha ông truyền lại. Gốc rễ của những thân cây cũng cắm sâu vào lòng đất. Nếu không thì chúng có lẽ là những loài cây háo khí. Nhưng đây là một loài cây có những chiếc rễ được đẩy lên trời.


Cây cối là một đặc điểm mang tính tái diễn định kì trong thần thoại Việt Nam. Một cây đa mọc lên từ Trái đất và bám rễ vào Mặt trăng. Một cây sinh ra những trái cây. Một con chim ăn những trái cây đó. Để đổi lại, nó cho người chủ nghèo nhưng lương thiện của cái cây đó vô số bạc vàng.


Thế rồi có loài cây sinh mệnh hay là loài cây có những chiếc rễ cắm sâu tới tận cõi âm và  vươn cành lên đến tận chín tầng trời. Các vị pháp sư theo cây này lên thăm viếng thiên đình và thế giới dưới lòng đất trong trạng thái hồn li thể.


Không giống những loài cây này, Shrimadbhagavadgita, một bộ kinh của người Hindu, miêu tả cây vũ trụ như là một loài cây có chiều lộn ngược với lá cành của nó tạo lập nên thế giới và gốc rễ của nó cắm sâu vào thiên đình. Trong tác phẩm Kabalah của người Do Thái, loài cây lộn ngược này đại diện cho hệ thần kinh của con người có gốc rễ cắm sâu vào hộp sọ và cành nhánh được tỏa ra tới mọi bộ phận khác của cơ thể.


Trong một giấc mơ, nhà thơ phát hiện ra một loài cây có những chiếc rễ được đẩy lên trời và một chiếc cuống bé nhỏ. Người ta tự hỏi liệu hình ảnh loài cây này có nói về phạm trù mĩ học và những khát vọng của nhà thơ hay không. Văn học thường có gốc rễ bám vào tính phàm tục của trái đất và thế giới hàng ngày; nhưng sự nở hoa của nó thì vượt ra khỏi thế giới này. Và có sự khác biệt về chất giữa thế giới của hoa và thế giới hàng ngày của chúng ta; giữa thế giới của bùn lầy mà từ đó loài sen đâm chồi và thế giới ở trên mặt nước nơi mà loài sen trổ hoa; giữa thế giới của thơ văn và thế giới hàng ngày kiệt quệ bởi chiến tranh và cô đơn vì lòng đố kị của chúng ta. Nhưng nhà thơ của chúng ta có những mục tiêu khác. Nhà thơ kiếm tìm nguồn dinh dưỡng từ thiên đình, từ trên chín tầng trời và từ không khí. Những giác quan của nhà thơ thu lượm chất liệu thi ca từ cuộc sống trần tục, những giọt nước mắt và những nụ cười của nó. Nhưng nhà thơ phải lao tâm khổ tứ và ra lệnh cho những giác quan của mình thu lượm chất liệu từ cõi siêu nhiên. Nhà thơ đẩy những chiếc rễ của mình về phía bầu trời. Nhà thơ sẽ chọn lựa những viên ngọc của sự thông thái từ thiên đình và trời cao để rồi tái tạo chúng bằng ngôn ngữ loài người hay thi ca làm cho bản tâm con người có thể nuôi dưỡng vẻ đẹp, hương thơm và mùi vị thần thánh trong thi ca của mình. Thi ca được sáng tạo bởi Nhà thơ Mai Văn Phấn do đó có thể là thánh quả hay thần thực dành cho sự sống thiêng liêng trên trái đất này. Nhà thơ là một lãnh tụ không chính thức của nhân dân. Mặc dù cái cuống của thân thể nhà thơ bé nhỏ nhưng nếu nhà thơ có thể nhận được phần thực phẩm của mình từ thiên không, nhà thơ có thể làm cho thế giới này tan chảy và trao cho nó linh hồn của tình yêu và lòng nhân hậu bao trùm vũ trụ. Và mọi người có thể đua tài cùng với nhà thơ. Những truyện thần thoại Việt Nam miêu tả nhân dân như là hậu duệ của các đấng thần linh từ trên thiên đình. Vì thế, các bài thơ luôn mang lòng luyến nhớ thiên cung.



 

 

Từ trái qua: Nhà thơ Pornpen Hantrakool, nhà thơ Mousumi Ghosh (Ấn độ), nhà thơ Trần Quang Quý, nhà thơ Lê Huy Mậu, tiến sỹ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya, Hà Nội, 3/2015

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI KHÁC
1 2 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị