“To Look Through the Teeth of a Rake” – The 15th poem of “hidden face flower” - "Nhìn qua răng bừa" – Bài thơ thứ 15 trong tập thơ “hoa giấu mặt” (explication - chú giải) - Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

To Look Through the Teeth of a Rake” – The 15th poem of “hidden face flower”

 

 

Tiến sỹ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

 

 

 

By Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(From Calcutta, India)

 

 

 

 

A ricefild, clear of grasses

A buffalo, sleeping deeply

Rice seedlings, not yet transplanted

(To Look Through the Teeth of a Rake – Mai Văn Phấn. Translated from Vietnamese by Pornpen Hantrakool)


Explication:

An instance of word painting in three lines. There is a landscape with inbuilt contrast. There is a ricefield clear of grasses. That indicates that seedlings will be sown there presently.In contrast there is another plot of land where seedlings are still there. But they are ready to be transplanted. There is the readiness of a part of the landscape to receive and readiness on another part of landscape to give. This is a situation dramatic enough. The readers are moved to experience such a scene. Any  situation where someone is ready to give away and where someone is ready to receive has Gods plenty. But  the ricefield which is ready to receive will receive the wealth only to multiply the same thousand fold and distribute  the same among countless hungry men. That is, here is one to receive a gift only to proliferate the same for the well being of  his or her fellowmen. There is a buffalo sleeping. It speaks of an agriculture where animal energy instead of machine is used. The buffalo ploughs the top soil of the plot of land that shall  receive the seedlings already groomed in the nursery to be transplanted. This might refer to the philosophy of causality. No one event could be the sole cause of another event. To grow paddy, first seedlings have to be grown and then transplanted to another field clear of grass. But this is not all. The field ready to receive the seedling must have its top soil ploughed. And of course the buffalo ploughs it. Thus there are multiple causes behind an event. And of course the scene of a ricefield clear of grasses and a plot of land with seedlings and the buffalo – all of them remind us of a man or  a farmer who is behind all these make- up of Nature. Just as a poet hidden in the privacy of thought sings hymns unbidden till the world is wrought to sympathy with its hopes and fears which it heeded not so does the farmer use the resource of Nature to feed his fellowmen without being seen in the present scene of cultivated Nature. From another standpoint, the figure of the buffalo fast asleep in a landscape where seedlings are ready to be transplanted and the field ready to receive transplantation  evokes in us  a mood of abundance and abandon where rest and work mingle and are identical. A lot of work is already done. A lot of work is yet to be done.But who complains if some rest is taken? Rest is itself a part of work and work is itself a part of rest. The distinction between work and rest is man made. The idyllic scene of the landscape is a criticism of capitalist way of life and production. But this is not all. The scene is stamped with Vietnamese characteristics. Wet paddy cultivation dates back to the Neolithic period. And even today vast tracts of agricultural land could be perhaps seen in the Red River and Mekong delta "đồng lúa thẳng cánh cò bay". Vast agricultural lands where storks can fly with stretched wings. And in the scene depicted in the poem no house building  or factory obstructs our eyes and the land is stretched as far as the eye goes. These paddyscapes are well irrigated by a network of canals developed and these canals  help the farmers to transport their crops from one part of the land to another. And surely ploughing is a sacred event in Vietnam. Earlier the king used to plough the first furrow. And expecting great harvest this first ploughing occasion  is perhaps earmarked with prayers to Thổ Địa or the god  of earth as well as Thần Nông or the god of agriculture and Thần Lửa god of rice plants. And there is lot of festivity. So the vast landscape ready for cultivation in  the  poem under perusal is a holy sight full of potential wealth and prosperity. And the buffalo sleeping in that calm of the landscape ready to bring forth wealth is not merely the portrait of a water buffalo... The buffalo indicates that there is water nearby. And Vietnamese legends tell us that a water buffalo is a cursed angel. The water buffalo  is at least to an extent the image of Vietnam. The Vietnamese people used it to be Sea Game symbol. Their ancestors engraved the figure of a buffalo on many a piece of stone. The buffalo is friendly hard working irrespective of scorching heat or bitter cold. The people of Vietnam are as hardworking and pleasant. The buffalo sleeping in a landscape where the nursery is ready to give away the paddy seedlings and  a vast land ready for receiving, with a buffalo enjoying the situation could put in ones mind that Vietnam is at the door of spectacular economic development and the present word painting of Mai Văn Phấn's poem could function as the symbol of a Vietnam growing rich and prosperous.

 

 

 

 

Bản dịch của Phạm Văn Bình:






Thủ bút của Tiến sỹ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

 

 

 

"Nhìn qua răng bừa" – Bài thơ thứ 15 trong tập thơ “hoa giấu mặt”

 

 

 

 

Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(Từ Calcutta, Ấn Độ)

 

 

 

 

Ruộng sạch cỏ

Con trâu ngủ say

Mạ chưa cấy

(Nhìn qua răng bừa -  Mai Văn Phấn. Pornpen Hantrakool dịch sang Anh ngữ)

 

Chú giải:


Một bức tranh bằng ngôn từ với ba câu thơ. Một quang cảnh mang sự tương phản từ trong máu thịt. Có một thửa ruộng sạch cỏ. Điều đó ám chỉ rằng chẳng bao lâu nữa mạ sẽ được cấy ở đó. Ngược lại, có một thửa ruộng khác mạ vẫn còn ở đó. Nhưng chúng đang chờ được cấy. Có sự chờ mong để được nhận vào trong một phần quang cảnh và có sự chờ mong để được trao ra trong một phần khác của quang cảnh. Đây là một tình huống có đủ kịch tính. Người đọc bị xúc động khi trải qua một cảnh tượng như vậy. Bất kì tình huống nào mà trong đó có người chờ mong trao ra và lại có người chờ mong nhận vào đã hàm chứa sự hào phóng của Chúa Trời rồi. Nhưng ruộng lúa chỉ chờ mong nhận được khối của cải kia để nhân chúng lên gấp ngàn lần và ban phát chúng cho vô vàn những sinh linh đói khát. Đó là vì ở nơi đây người ta chỉ nhận thiên ân để rồi làm cho nó diễn sinh vì sự hạnh lạc của đồng bào mình. Có một con trâu đang ngủ say. Điều này là nói về nghề nông nơi mà sức lực của động vật được sử dụng để thay thế cho máy móc. Con trâu cày lên lớp đất bề mặt của thửa ruộng để rồi đón nhận những cây mạ đã được gieo sạ trong dược mạ cấy xuống. Điều này có thể ám chỉ triết lí nhân quả. Không có sự việc nào chỉ có thể là nguyên nhân duy nhất của một sự việc khác. Để trồng lúa, đầu tiên những cây mạ phải lớn lên để rồi được cấy vào một mảnh ruộng đã làm sạch cỏ khác. Nhưng không chỉ có thế. Lớp đất bề mặt của thửa ruộng chờ đón cây mạ cấy xuống phải được cày bừa. Và tất nhiên, con trâu đã cày bừa cho nó. Vậy thì có rất nhiều nguyên nhân ở đằng sau một sự việc. Và tất nhiên, quang cảnh một thửa ruộng đã sạch cỏ và một dược mạ cùng với con trâu – tất cả những điều đó nhắc cho chúng ta nhớ rằng có một con người hay cụ thể hơn là có một người nông dân ở đằng sau tất cả những bố cục đó của Tự nhiên. Chỉ là khi một nhà thơ được ẩn giấu ở nơi thầm kín của tư tưởng hát lên bài thánh ca tùy hứng cho đến khi thế giới này được sáng tạo ra đạt tới sự đồng cảm của niềm hi vọng và nó không cần phải sợ hãi về việc đó cũng như người nông dân không cần phải sợ hãi khi sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên để nuôi dưỡng những người đồng bào của mình, những người không được nhìn thấy trong bức tranh thiên nhiên đồng quê này. Từ một góc độ khác, hình ảnh con trâu ngủ say trong một quang cảnh nơi những cây mạ đang chờ được cấy và thửa ruộng đang chờ mong mạ được cấy gợi lên trong chúng ta một trạng thái no đủ và bỏ qua nơi mà sự nghỉ ngơi và công việc trộn lẫn vào nhau và tương tự như nhau. Một loạt công việc đã được thực hiện. Một loạt công việc còn chưa được tiến hành. Nhưng ai sẽ phàn nàn khi cần có sự nghỉ ngơi ? Sự nghỉ ngơi tự nó là một phần của công việc và công việc tự nó là một phần của sự nghỉ ngơi. Sự khác biệt giữa công việc và nghỉ ngơi là do con người tạo ra. Quang cảnh đồng quê này là một sự phê phán lối sống và phương thức sản xuất của chế độ tư bản. Nhưng không phải chỉ có thế. Cảnh tượng đó được in dấu vào tính cách con người Việt Nam. Canh tác lúa nước đã có từ thời kì đồ đá rồi. Và thậm chí ngày hôm nay, những cánh đồng mênh mông có thể được nhìn thấy ở vùng châu thổ sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long Đồng lúa thẳng cánh cò bay. Những đồng lúa mênh mông nơi mà những đàn cò có thể giang rộng cánh bay. Và trong quang cảnh được miêu tả trong bài thơ đó không có nhà cao tầng hay những nhà máy cản trở tầm nhìn của chúng ta và đất đai được trải dài ngút ngàn tầm mắt. Những cánh đồng lúa này được tưới tiêu tốt bởi một mạng lưới kênh mương phát triển đã giúp cho người nông dân chuyên chở hoa màu của mình từ nơi này sang nơi khác. Và rõ ràng việc cày ruộng là một sự kiện thiêng liêng ở Việt Nam. Từ xa xưa, nhà vua thường cày sá cày đầu tiên. Và để chờ đợi vụ mùa bội thu, cơ hội cày sá cày đầu tiên này có lẽ được đánh dấu bằng những lời khấn cầu với Thổ Địa, vị thần đất cũng như Thần Nông, vị thần phụ trách nghề nông và Thần Lửa, vị thần của cây lúa. Ngoài ra, còn có nhiều cảnh hội hè đình đám. Vì vậy, cảnh những cánh đồng mênh mông đợi chờ trồng trọt trong bài thơ ở dưới sự nghiên cứu uyên thâm là một cảnh tượng linh thiêng ngập tràn của cải và sự thịnh vượng tiềm tàng. Và con trâu đang ngủ trong sự bình lặng của quang cảnh đang chờ để mang đến của cải không chỉ đơn thuần là bức tranh về một con trâu nước… Con trâu này ám chỉ rằng có nước ở gần đây. Và các truyền thuyết của Việt Nam kể cho chúng ta rằng mỗi con trâu nước là một vị thần bị đày xuống hạ giới. Con trâu nước ít nhất là một phần hình ảnh về Việt Nam. Người Việt Nam đã từng dùng nó làm biểu tượng của Sea Game. Tổ tiên người Việt đã khắc hình con trâu lên nhiều đồ chế tác bằng đá. Con trâu là người bạn lao động cần cù bất chấp tiết trời nóng nực hay cái rét tái tê. Người dân Việt Nam cần cù và dễ thương. Con trâu ngủ trong một quang cảnh nơi mà dược mạ đang chờ trao ra những cây mạ và một cánh đồng mênh mông đang chờ đón chúng cùng với một con trâu đang hưởng thụ cảnh huống đó có thể ghi vào trong tâm khảm người ta rằng Việt Nam đang ở ngưỡng cửa của sự phát triển kinh tế đầy triển vọng và bức tranh bằng ngôn từ hiện tại qua bài thơ của nhà thơ Mai Văn Phấn có thể là biểu tượng của một Việt Nam đang trở nên giàu có và thịnh vượng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI KHÁC
1 2 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị