“Fruitful Autumn” – The 10th poem of “hidden face flower” - "Thu đầy" – Bài thơ thứ 10 trong tập thơ “hoa giấu mặt” - (explication - chú giải) - Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

Fruitful Autumn” – The 10th poem of “hidden face flower”

 

TS. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

 

 

 

By Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(From Calcutta, India)

 

Peeling a persimmon

Just ripe

Fearing someone would ring the bell
(Fruitful Autumn – Mai Văn Phấn. Translated from Vietnamese by Pornpen Hantrakool)

 

Explication:

 

The poem could be put in prose order in four ways. Firstly one could read it as – one  peeling a persimmon just ripe fearing someone would ring the bell. Or else  one could read --- fearing some one would ring the bell the poet or some one else is peeling a persimmon just ripe. The third way would be – peeling that is the action of peeling a persimmon just ripe  fearing someone would ring the bell. The fourth one is --- fearing someone would ring the bell peeling a persimmon just ripe. What is a persimmon? Persimmon belongs to the genus diospyros which means divine fruit or the fruit of the gods. According to Chinese belief persimmon regulates the chi or personal energy. Also the fruit  is the fruit of joy. With the Japanese the fruit is a symbol of triumph. Persimmon is a fruit that likens date. The tree is the tree of life according to Arabic faith. Well, fearing that some one would ring the bell the poet may have engaged himself in peeling the fruit persimmon which might regulate his chi or which might bring about triumph over evil if any. The someone who could ring the bell might be good or evil.The poet is however scared if there is evil at the door. Or may be the poet is scared of any emergent good as well. Because he doesnot want any change in his course of life.


Again peeling a persimmon might scare the person who peels it. Peeling of the fruit could be symbolic. The sixth son of king Hùng Vương peeled a green fruit and was scared. Similarly the peeling the persimmon may have scared the poet. Just as the prince was scared that the green fruit might be poisonous similarly the poet may have been scared that the peeling of the persimmon might be followed by someone ringing the bell. This is the stuff of truly symbolist poetry which evokes in us fear. Fear is one of the basic emotions. But often there could be no objective correkative of fear.


The poem could state that the action of peeling might cause the  bell ring which could be fearsome. Or else it might state that if someone is scared that somebody might ring the bell  one could engage oneself in peeling the persimmon.


Peeling the sweet fruit might mean resisting evil temptation that might  ring the bell. Or else peeling a fruit might mean fertility. Surely it implies that someone might ring the bell. But the joy of begetting children is not  welcome to everyone. Lord Buddha did not joy in the birth of his son. He called his son by the name Rahula which means impediment.


In Indian mythology there was a king who was cursed,He lived in a protected place so that the curse could be undone. He was peeling a fruit and from inside the fruit a small insect appeared. It grew in no moment into a giant snake and bit  the king.


The poem itself could be likened to the fruit persimmon. Making sense of the poem might  mean peeling. And peeling every poem is an act of daring. Because one cannot guess what deeper meaning  lies in ambush there.


What does the bell stand for? The apex of the bell might stand for heaven. The tongue of the bell might announce gods decree. It is the bell  that tells us the time. The bell might be there to ring out the old and ring in the new. The poem  is entitled. Fruitful autumn. Autumn is the season of mists and mellow fruitfulness. But if autumn comes can winter be far behind? So while the poet is enjoying the sweet fruits of autumn he is aware that Winter might ring the bell
.

 

 



Translated by Phạm Văn Bình

Bản dịch của Phạm Văn Bình:






Bìa tập thơ “hidden face flower - hoa giấu mặt” xuất bản ở Thái Lan




"
Thu đầy" – Bài thơ thứ 10 trong tập thơ “hoa giấu mặt”

 

 

 

 

Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(Từ Calcutta, Ấn Độ)

 

 

 

 

Bóc trái hồng

Vừa chín

Sợ người thỉnh chuông

(Thu đầy -  Mai Văn Phấn. Pornpen Hantrakool dịch từ Việt ngữ)

 

Chú giải:

Bài thơ có thể chuyển sang trật tự văn xuôi theo bốn cách. Cách thứ nhất, ta có thể đọc nó là – Người ta bóc vỏ một trái hồng vừa chín mà lại sợ có ai đó sẽ thỉnh chuông. Nếu không thì ta có thể đọc – Sợ ai đó sẽ thỉnh chuông khi nhà thơ hoặc một người nào đó đang bóc vỏ một trái hồng vừa chín. Cách thứ ba sẽ là – Người ta vừa bóc vỏ một trái hồng mới chín vừa sợ ai đó sẽ thỉnh chuông. Cách thứ tư là – Người ta sợ ai đó sẽ thỉnh chuông khi đang bóc vỏ một trái hồng vừa chín.

 

Trái hồng là thứ trái cây gì thế? Trái hồng là loại trái cây diospyros có nghĩa là thánh quả hoặc trái cây dành cho các đấng thần linh. Theo tín ngưỡng Trung Hoa, trái hồng điều hòa Khí hay còn gọi là nguồn năng lượng trong cơ thể con người. Ngoài ra, trái cây này còn là loại trái cây khoái lạc. Với người Nhật Bản, trái cây này là biểu tượng của chiến thắng.Trái hồng là một loại trái cây giống trái chà là. Cây hồng là loài cây sinh mệnh theo tín ngưỡng của người A rập. Vậy thì, việc sợ ai đó sẽ thỉnh chuông khi nhà thơ đang bận bóc vỏ trái hồng có thể điều hòa Khí hoặc thứ gì đó có thể mang đến sự chiến thắng mọi tà ác nếu có. Người có khả năng thỉnh chiếc chuông kia có thể là người nhân từ mà cũng có thể là kẻ tà đạo. Nhà thơ dù sao cũng bị chấn kinh nếu có kẻ tà đạo ở ngoài cửa. Hoặc cũng có thể nhà thơ bị chấn kinh bởi bất kì một điều tốt lành nào đó hiển lộ. Bởi vì nhà thơ không muốn có bất kì thay đổi nào trong cuộc đời mình.

 

Lại nữa, việc bóc vỏ một trái hồng có thể chấn kinh người đang bóc vỏ trái hồng. Việc bóc vỏ trái hồng kia có thể mang tính biểu tượng. Hoàng tử thứ sáu của Vua Hùng bóc vỏ một trái cây xanh và bị chấn kinh. Tương tự, việc bóc vỏ trái hồng có thể đã làm cho nhà thơ sợ hãi. Giống như vị hoàng tử kia bị chấn kinh vì trái cây xanh nọ có khả năng là một trái độc, nhà thơ có thể đã e sợ rằng việc bóc vỏ trái hồng có khả năng dẫn đến việc ai đó sẽ thỉnh chuông. Đây là chất liệu trong thi ca của những người theo trường phái tượng trưng thực sự khơi dậy một nỗi sợ hãi trong lòng chúng ta. Nỗi sợ hãi là một trong những tình cảm cơ bản của con người. Nhưng thường thì không thể có thứ đan dược nào trấn an được nỗi sợ hãi.

 

Bài thơ có thể nói cho ta biết rằng việc bóc vỏ trái hồng có khả năng dẫn đến việc thỉnh chuông khiến cho lòng người lo sợ. Nếu không thì nó có thể nói rằng có người sợ một ai đó có khả năng thỉnh chiếc chuông kia trong khi người đó đang bận bóc vỏ trái hồng.

 

Việc bóc vỏ trái cây ngọt lành mang hàm nghĩa về sự chống cự lại những cám dỗ xấu xa khiến cho người ta phải thỉnh chuông. Nếu không thì việc bóc vỏ trái cây mang hàm nghĩa về khả năng sinh nở. Chắc chắn là nó ám chỉ rằng một người nào đó có khả năng thỉnh chiếc chuông này. Nhưng niềm vui sinh ra những đứa trẻ không phải ai ai cũng có. Đức Phật không hoan hỉ về việc sinh ra đứa con trai của ngài. Ngài gọi đứa con trai của mình bằng cái tên Rahula có nghĩa là vật cản.

 

Trong thần thoại Ấn Độ, có một ông vua bị nguyền rủa. Ông ta sống ở trong một cung điện được bảo vệ đến mức lời nguyền rủa kia không thể phát tác được. Ông ta bóc vỏ một trái cây và từ bên trong trái cây đó, một con sâu xuất hiện. Nó thoắt biến thành một con rắn khổng lồ và cắn nhà vua.

 

Bài thơ tự nó có thể được ví với trái hồng kia. Tạo ra một khả năng thưởng thức bài thơ có thể mang hàm nghĩa bóc vỏ. Và việc bóc vỏ bất kì bài thơ nào cũng là một hành động táo bạo. Bởi vì người ta không thể đoán định được tầng nghĩa sâu xa mà bài thơ ẩn chứa.

Chiếc chuông kia đại diện cho điều gì vậy? Đỉnh chuông có thể đại diện cho Thiên đình. Tiếng chuông có thể phát ra những pháp lệnh của các đấng thần linh. Chính chiếc chuông nói cho chúng ta biết về thời gian. Chiếc chuông có thể trấn trụ ở nơi kia để dùng âm thanh của mình xua đi những gì già cũ và đón nhận những gì tươi non. Bài thơ được mang đầu đề - Thu đầy. Mùa thu là mùa của sương mù và sự phì nhiêu viên mãn. Nhưng nếu như mùa thu đến thì chẳng phải mùa đông đang ở đằng xa phía sau nó sao? Vì vậy, trong khi nhà thơ đang thưởng thức những trái cây ngọt lành của mùa thu thì nhà thơ cũng nhận thức được rằng mùa đông có thể sẽ thỉnh chiếc chuông này.



 

 

 


Tranh của Họa sỹ Sandeep Choudhary (Ấn Độ)



 

 

 

BÀI KHÁC
1 2 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị