“An Eagle” – The 34th poem of “hidden face flower” - "Con đại bàng" – Bài thơ thứ 34 trong “hoa giấu mặt” - (explication - chú giải) - Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

“An Eagle” – The 34th poem of “hidden face flower”


 


Cùng tiến sỹ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya, tại Hà Nội, 2/3/2015

 

 

 

 

By Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(From Calcutta, India)

 



 

Flying up high
Increasing in confidence
The Earth is a dewdrop

(An Eagle. Mai Văn Phấn. Translated from Vietnamese by Pornpen Hantrakool)

 

Explication:

As the title of the poem shows the poem dwells on the eagle. Just as the lion is the king of the forests so is the eagle king of the skies. It is the symbol of power and strength. It is associated with Zeus of Greece Jupiter of Rome and Odin of Scandinavia and so on. It is hope on God as per the Bible. It is incarnation of Saint John the evangelist. In ancient Egypt it is the falcon that is associated with Horus. The eagle has been the emblem of many a monarch of ancient Rome and medieval France. Napoleon also used it. With the resurrection in modern times Egypt chose  the emblem of an eagle. Well here in this poem the eagle flies high. He must have taken off from the earth. Why? May be he was tired of the earthiness of earth. Or else from the empyrean height he must take a birds eye view of the earth. He must look upon the earth steadily and as a whole. The higher he goes he is more and more confident. Because he is the lord of the skies. Because the skies and the void are his domain; the skies and the void are the source of his energy. Once  sure of his strength.


He looks upon the earth from the empyrean height and lo! The earth looks like  a dewdrop. When we are on earth the earth seems to be strong and stable. On the surface the earth stands for her solid substances like stone that are resistant to change.

 

But when we look upon the earth from cosmic or aerial heights what seemed to us as solid and hard and resistant to change turns into dewdrop suspended or floating in the void. This clearly points out how the change of perspective effects a change in the meaning. The same poem therefore could be explicated in one way by Vietnamese culture and in another way by Indian culture. There is an aesthetics lurking here. But this is not all. The eagle could stand for the soul of the poet flying higher still and higher in the blue deep. From the earth, it might look like a cloud of fire to us whose race is just begun. And from the skies the soul might look upon the earth as something impermanent as short lived as a  dewdrop. Everything in this earth is in a flux just as the waves in a stream. Thus the poet and the eagle are seers in this poem.

 

 

 

 

Translated by Phạm Văn Bình

Bản dịch của Phạm Văn Bình







“Đại bàng” - Nghệ thuật truyền thống vùng tây bắc Ấn Độ

 

 

 

"Con đại bàng" – Bài thơ thứ 34 trong “hoa giấu mặt

 

 

 

 

Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(Từ Calcutta, Ấn Độ)

 

 

 

 

Bay cao
Càng tin
Trái đất là giọt sương
(Con đại bàng - Mai Văn Phấn. Pornpen Hantrakool dịch sang Anh ngữ)

 

Chú giải:

Như tựa đề của bài thơ cho thấy, bài thơ tập trung vào con đại bàng. Giống như là sư tử là đấng quân vương cõi sơn lâm thì đại bàng là vị chúa tể của cõi thiên không. Nó là biểu tượng của quyền uy và sức mạnh. Nó có mối tương liên với thần Zeus của Hi Lạp, Jupiter của La Mã và Odin của Scandinavia v.v. Nó là niềm hi vọng về Chúa Trời theo Kinh thánh. Nó là hóa thân của Thánh John Người Truyền Giáo. Trong Ai Cập cổ đại, nó là loài chim ưng có mối tương liên với Horus. Đại bàng đã là biểu tượng của nhiều quốc vương thời La Mã cổ đại và nước Pháp thời trung cổ. Napoleon cũng lấy đại bàng làm biểu tượng. Trong sự phục hưng thời hiện đại, Ai Cập đã chọn biểu tượng có hình một con đại bàng. Còn ở đây, trong bài thơ này, con đại bàng đang bay cao. Nó chắc chắn đã cất cánh từ Trái đất. Tại sao vậy? Có thể nó đã mệt mỏi vì sự trần tục của trái đất này rồi. Nếu không thì từ tầm cao tận chín tầng mây, nó phải có cái nhìn bao quát cả trái đất. Nó phải luôn luôn ngắm nhìn trái đất và coi trái đất như là một khối. Càng bay lên cao nó càng tự tin. Bởi vì nó là vị chưởng khống giả của cõi thiên không. Bởi vì bầu trời và khoảng không mênh mông là cương thổ của nó; bầu trời và khoảng không mênh mông là cội nguồn sức mạnh của nó. Nó đã từng tin tưởng về sức mạnh của mình.

 

Nó ngắm nhìn trái đất từ tầm cao tận chín tầng mây, và trông kìa! Trái đất trông giống như một giọt sương. Khi chúng ta ở trên mặt đất, trái đất dường như mạnh mẽ và ổn định. Về mặt câu chữ, trái đất đại diện cho những vật chất vững bền của nó như là đá chẳng hạn có thể chống lại mọi đổi thay.


Nhưng khi chúng ta nhìn trái đất từ vũ trụ hay từ những tầm cao trên không trung, cái mà chúng ta tưởng chừng là cứng, chắc và chống được những đổi thay lại hóa ra chỉ là một giọt sương bồng bềnh trôi trong khoảng không mênh mông. Điều này rõ ràng chỉ ra sự thay đổi về quang cảnh ảnh hưởng như thế nào đến sự thay đổi về ý nghĩa. Do đó, cùng một bài thơ có thể được bình giải theo cách này bởi nền văn hóa Việt Nam và theo một cách khác bởi nền văn hóa Ấn Độ. Có một phạm trù mĩ học được ẩn giấu ở đây. Nhưng đó không phải là tất cả. Đại bàng có thể đại diện cho tâm hồn nhà thơ vẫn còn đang bay cao hơn nữa trong cõi thiên không. Từ trái đất, nó có thể trông giống như một đám mây lửa đối với chúng ta, những người có giống nòi chỉ là mới bắt đầu. Và từ đỉnh trời, tâm hồn có thể ngắm nhìn trái đất như là một cái gì đó không trường tồn có một sinh mệnh ngắn ngủi như là giọt sương. Mọi điều trên trái đất này chỉ là ở trong một dòng chảy giống như là những gợn sóng trong một dòng suối. Vì vậy, nhà thơ và con đại bàng là những nhà tiên tri trong bài thơ này.

 


 

 



Từ trái qua: Nhà thơ Trương Nam Hương, MVP, nhà thơ Mousumi Ghosh (Ấn độ), tiến sỹ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI KHÁC
1 2 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị