“I” – The 32th poem of “hidden face flower” - "Tôi" – Bài thơ thứ 32 trong “hoa giấu mặt” - (explication - chú giải) - Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

“I” – The 32th poem of “hidden face flower”


 

Ts. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

 

 

 

By Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(From Calcutta, India)

 



 

I shrink myself on a chair
Drawing a sky
No place for clouds

(I – Mai Văn Phấn. Translated from Vietnamese by Pornpen Hantrakool)

 

Explication:

The poem opens with a koan - I shrink myself on a chair. That is, presently before, the poet was standing and at that time he was developing expanding extending rising growing increasing. But the poet shrinks himself on a chair. When the self is expanding growing increasing it cannot espy the grandeur of the vast nonself. To know the world one must contract and ones mind should get rid of the love for the self. One should be keen on knowing the nonself as it is. To shrink might mean to withdraw the senses inward so that one might have the  vision of the reality.

 

The poet shrinks himself on a chair. A chair has four legs to support and a back rest. Also there could be rest for the arms. Well to sit on a chair means to remain in an intermediate postion between standing or motion and sleeping or absolute inertness.Besides chair is a metaphor for the highest status in the society. The chairman conducts a meeting. You will not find any word like table man or benchmen to describe such a high status In the universities a renowned professor is signified as  the chair such as in the phrase - chair of literature department. Furthermore chair is the metaphor for threshold. The threshold stands at the point of convergence where the world without and the world within or the private space meet. This is hybridized space between inside and outside private and public object and subject. Seated at the threshold between two worlds the poet draws a sky. The threshold must have been at the borderline between the two worlds of earth and the sky. And the poet looks up at the sky and draws. He is plunged in drawing the sky. This speaks of an aesthetics. The poet Mai Văn Phấn always sits in the threshold of the two worlds so that he can look upon the existence steadily and as a whole. And he is drawn to paint the sky While drawing the sky he reviews how it is being drawn. Thus the poets word paintings are metapaintings which are aware of themselves. Because the painting as it were looks into itself while being drawn. And to the poets surprise there are no clouds in the sky. What are clouds but water drops floating in the sky because they are not enough heavy to be pulled by the gravitation. They speak of intense emotion. The sky stands for the mind. The mind of the poet is rid of emotions feelings and thoughts. It is the state of nirvana.It is in this state that nothing exists. Everything is empty or nihil. But this emptiness is not altogether empty. It is the all pervading bodhichitta that has no content. In the state of nirvana the poet attains the beatitude of bodhichitta..Read in the context of the earlier poem Searching for a flower one could read a narrative. Earlier the poet guided by a chance fragrance reached some steep stone slopes  going up a mountain. We imagine that  the poet climbed the mountain. Seated on a chairlike prop at the mountain the sky is only descried by the poet. And it is empty of clouds. It is emptiness all about. In other words the present poem suggests that the poet has reached the highest rung of meditation  where the dichotomies of the object and thesubject the private and the public the inside and the outside vanish.

 

 

 

 

Translated by Pham Văn Bình

Bản dịch của Phạm Văn Bình







Bìa tập thơ “hidden face flower - hoa giấu mặt” xuất bản ở Thái Lan

 

 

 

 

"Tôi" – Bài thơ thứ 32 trong “hoa giấu mặt”

 

 

 

 

Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(Từ Calcutta, Ấn Độ)

 

 

 

 

Thu mình trên ghế

Vẽ bầu trời 

Không có chỗ cho mây

(Tôi -  Mai Văn Phấn. Pornpen Hantrakool dịch sang Anh ngữ)

 

Chú giải:

 

Bài thơ mở đầu bằng một công án thiền - Thu mình trên ghế. Đó là, trước thời điểm hiện tại, nhà thơ đang ngồi trên một chiếc ghế tựa; và vào lúc đó, nhà thơ đang giang tay, duỗi chân, vươn vai, nghển cổ rất chi là thoải mái. Nhưng nhà thơ thu mình lại trên ghế. Khi bản thể đang giang tay, duỗi chân… nó không thể thấy được dáng vẻ oai vệ của cái phi bản thể bao la. Để nhận biết thế giới, con người phải thu mình lại và thức hải của con người phải loại bỏ tình yêu đối với bản thân mình. Người ta phải say mê thức ngộ cái phi bản thể như là nó đang hiện diện. Thu mình lại có nghĩa là thu các giác quan vào trong nội thể để người ta có thể có được cái nhìn về hiện thực. 

 

Nhà thơ thu mình lại trên chiếc ghế tựa. Một chiếc ghế tựa có bốn cái chân để chống và một cái tựa lưng. Ngoài ra, có thể có cái tựa tay. Ngồi trên một chiếc ghế tựa có nghĩa là duy trì trong một vị trí trung gian giữa đứng hoặc chuyển động và ngủ hoặc hoàn toàn bất động. Ngoài ra, chiếc ghế tựa là một hình ảnh ẩn dụ cho thân phận cao nhất trong xã hội. Chủ tịch (chairman-người ngồi ghế tựa) chủ trì một cuộc họp. Bạn sẽ không tìm thấy bất kì từ nào chẳng hạn như người ngồi bàn (table man) hay là người ngồi ghế dài (benchmen) để miêu tả một thân phận cao như thế. Trong các trường đại học, một giáo sư nổi tiếng được gọi là chiếc ghế tựa, chẳng hạn như trong cụm từ “Chiếc ghế tựa của khoa ngữ văn”.  Hơn nữa, chiếc ghế tựa là hình ảnh ẩn dụ cho cái ngưỡng cửa. Ngưỡng cửa nằm ở điểm giao hội nơi mà thế giới bên ngoài và thế giới bên trong hay còn gọi là khoảng không gian riêng tư gặp nhau. Đây là khoảng không gian giữa trong và ngoài, tư và công, khách thể và chủ thể. Được ngồi tại ngưỡng cửa giữa hai thế giới, nhà thơ vẽ một bầu trời. Cái ngưỡng cửa chắc đã ở tại đường ranh giới giữa hai thế giới là mặt đất và bầu trời. Nhà thơ ngước nhìn lên trời và vẽ. Nhà thơ đắm mình vào việc vẽ bầu trời. Điều này mang hàm ý về phạm trù mĩ học. Nhà thơ Mai Văn Phấn luôn luôn ngồi trên ngưỡng cửa của hai thế giới để điềm tĩnh ngắm nhìn cuộc đời và coi nó như là một tổng thể hoàn chỉnh. Và nhà thơ được miêu tả là vẽ bầu trời. Trong khi vẽ bầu trời, nhà thơ hồi tưởng lại nó đang được vẽ như thế nào. Thế là những bức tranh bằng ngôn từ của nhà thơ là những bức tranh ẩn dụ tự nhận thức được bản thân mình. Bởi vì, bức tranh, như nó vẫn thế, nhìn vào bản thể của chính mình trong khi được vẽ. Và nhà thơ ngạc nhiên là không có mây ở trên bầu trời. Các đám mây chỉ là những giọt nước trôi lơ lửng trên trời bởi vì chúng không đủ nặng để bị lực hấp dẫn của Trái đất kéo xuống. Chúng mang hàm ý về cảm xúc mãnh liệt. Bầu trời đại diện cho tâm thức. Tâm thức của nhà thơ tránh xa những xúc động, cảm giác và suy nghĩ. Nó ở trong trạng thái Niết bàn. Nó ở trong một trạng thái mà không có gì tồn tại cả. Mọi thứ đều trống rỗng hay là hư vô. Nhưng sự trống rỗng này lại không hoàn toàn trống rỗng. Nó là cái Tâm bồ đề lan tỏa khắp nơi mà không hàm chứa nội dung gì cả. Trong trạng thái Niết bàn, nhà thơ đạt tới Phúc lớn của Tâm bồ đề. Ở trong ngữ cảnh bài thơ trước đây là Tìm hoa, người ta có thể đọc được một câu chuyện kể. Trước đây, nhà thơ bị dẫn dụ bởi một hương hoa tình cờ mà đến được những triền núi dốc lên tới một đỉnh núi. Chúng ta hãy tưởng tượng rằng nhà thơ đã trèo lên đỉnh núi. Được ngồi lên trên một cột trụ giống như là chiếc ghế tại đỉnh núi, chỉ có nhà thơ mới phát hiện ra bầu trời. Và bầu trời không có một đám mây nào cả. Đó là sự trống rỗng hoàn toàn. Nói cách khác, bài thơ hiện tại gợi ý rằng nhà thơ đã đạt tới cảnh giới minh tưởng cao nhất ở một nơi mà sự lưỡng phân giữa khách thể và chủ thể, tư và công, trong và ngoài đã hoàn toàn tan hòa vào cõi hư vô.

 

 





Nghệ thuật truyền thống vùng tây bắc Ấn Độ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI KHÁC
1 2 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị