“A Dusk” – The 30th poem of “hidden face flower” - "Hoàng hôn" – Bài thơ thứ 30 trong “hoa giấu mặt” - (explication - chú giải) - Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

A Dusk” – The 30th poem of “hidden face flower”

 

Tiến sỹ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

 

 

 

By Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(From Calcutta, India)

 



 

Sunlight
Reluctant to close, waits until
A chrysanthemum closes its white display of petals

(A Dusk – Mai Văn Phấn. Translated from Vietnamese by Pornpen Hantrakool)

 

Explication:

The Sun neither rises nor sets. It is the revolution of the earth around its own axis that creates the day and the night. So it aooears that the Sun rises and sets. We the common run of men are wont to trust the appearance and the geocentric theory works for us. The Sun  is not the same throughout the day. In the morning the Sun sets out for the odysseus across the blue deep. The dawn shows up. A stork swoops down in quest of its prey. An unkempt dawn indeed. Because with the advent of dawn the lust for life leaps forth. And yes to live one has to kill another sometimes. But it depends. In fact it is the person who reads his own mind in any environ ment whatever. Unlike the stork there is a bird that sips a bright cloud with the dawn breaking. There are storks among men preying upon their fellowmen. But there are poets also here who drink deep in the fountain of the clouds alight with the Sun. The poet awaited the morning and had kept awake throughout the night because the fragrance of the moonlight had forecast the birth of a flower in the morning. When  the  Sun touches the zenith it is in its full glory. Particularly in summer. And then a buffalo is found sleeping deeply. Just as the mood of a human changes from time to time so it is with the Sun. With the advent of evening the Sun becomes mellowed. It rises and sets rises and sets with the wading of the waters while a woman crosses a stream. Once she reaches the other side of the stream the Sun sets once for all. The event shows the rise and fall of the Suns heart beats at the sight of a woman crossing a stream When the woman is no longer seen in the waters the Sun departs from the world. When our loved ones pass away there is no point in lingering here on earth. Nothing is immortal under the Sun. One who is born is sure to die. The Sun knows that the chrysanthemum which burst into laughter in the morning, the flower whose birth was predicted by the fragrance of moonlight is also destined to close its etals. Despite this knowledge the Sun cannot let the chrysanthemum alone to close its white petals. The Sun lingers till the chrysanthemum closes its white petals. Once the flower closes its petals the Sun sets. Once the woman crosses the stream of the worldly life the sun sets. The Sun is the king of the skies. Its radiant prowess there is none to dispute. Its empire stretches from one horizon to another. But curiously enough it does not neglect  the small chrysanthemum. It has its love for the little flower. In other words it is fond of every trifle  that inhabits his realm. All things both great and small draw its care and attention. The Sun is the type of a great and wise ruler. Where have the woman and the chrysanthemum vanished? Have they returned home whence they came to this world of phenomena? When the twilight seizes the courtyard of a house the flapping of the wings of gathering birds are heard. They are homing perhaps.


In the light of Japanese culture chrysanthemum is Sun symbol… It is thus the counterpart of Sun on earth… No wonder that the Sun lingers till the chrysanthemum closes its white petals. When the Sun and its incarnation on earth in the chysanthemum retire the world is left to darkness immeasurable sorrow. Chrysanthemum brings happiness. When chrysanthemum closes its petals the joys of the earth seem to take their flight.

 

 

 

 

Translated by Phạm Văn Bình

Bản dịch của Phạm Văn Bình






Tranh cổ Ấn Độ

 

 

 

 

"Hoàng hôn" – Bài thơ thứ 30 trong “hoa giấu mặt”

 

 

 

 

Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(Từ Calcutta, Ấn Độ)

 

 

 

 

Nắng
Lơ lửng chờ
Bông cúc khép cánh trắng

(Hoàng hôn -  Mai Văn Phấn. Pornpen Hantrakool dịch sang Anh ngữ)

 

Chú giải:

Mặt trời không mọc lên mà cũng chẳng lặn xuống. Chính sự chu chuyển của trái đất xung quanh cái trục của nó tạo ra ngày và đêm. Vì vậy, nó tạo ra cái cảm giác rằng mặt trời mọc và lặn. Chúng ta, những con người phàm tục, có thói quen tin vào cái vẻ bề ngoài và những tác phẩm mang học thuyết coi trái đất là trung tâm vũ trụ dành cho chúng ta. Mặt trời không là đồng nhất thể trong thời gian một ngày. Buổi sáng, mặt trời mọc lên cho vị thần Odysseus băng ngang qua biển khơi. Bình minh hé rạng. Một cánh cò lao xuống tìm kiếm con mồi. Tất nhiên đó là một bình minh nham nhở. Vì có sự xuất lộ của bình minh, tham vọng sống lại vọt dậy. Đúng vậy, để sinh tồn, con người ta đôi khi phải hạ sát một kẻ nào đó. Nhưng điều đó còn tùy. Trong thực tế, chính con người đọc được tâm thức của mình trong bất kì cảnh ngộ nào. Không giống con cò, có một con chim hớp một đám mây trời rạng rỡ cùng với ánh bình mình hé rạng. Có những con cò ở trong đám người thích hành hạ những đồng bào của mình. Nhưng cũng có những nhà thơ ở đây để uống suối nguồn từ những đám mây rạng ngời ánh sáng cùng với mặt trời. Nhà thơ chờ đón ban mai và giữ cho mình thức tỉnh trong đêm vì hương thơm của ánh trăng đã tiên đoán sự khai nở của một bông hoa vào bình minh của ngày hôm sau. Khi mặt trời lên tới thiên đỉnh thì chính là lúc nó đã đạt tới cảnh giới huy hoàng viên mãn của mình. Nhất là trong mùa hè. Và lúc ấy, một con trâu được phát hiện ra đang say ngủ. Giống như là tâm trạng trong cảnh huống thường xuyên thay đổi của con người, mặt trời cũng ở trong cảnh huống đó. Với sự xuất hiện của buổi chiều, mặt trời bỗng trở nên dịu ngọt. Nó nhấp nhô cùng với dòng nước khi có một người phụ nữ lội qua một dòng suối. Khi người phụ nữ tới được bờ bên kia của dòng suối, mặt trời cũng hoàn toàn lặn xuống. Sự việc này cho thấy rằng, nhịp đập của trái tim mặt trời trồi sụt theo bóng hình của người phụ nữ đang lội qua một dòng suối. Khi bóng hình người phụ nữ không còn được nhìn thấy ở dưới dòng nước nữa thì mặt trời cũng rời bỏ thế giới này. Khi những người yêu thương của chúng ta lìa xa thì không còn điều gì được lưu luyến trên cõi đời này nữa. Không có gì là vĩnh hằng dưới ánh mặt trời. Đã là một sinh linh thì sẽ có ngày thân tử hồn tiêu. Mặt trời thấu ngộ được rằng, bông hoa cúc, một loài hoa có kì khai nở được tiên đoán bởi hương thơm của ánh trăng, dẫu có khanh khách reo cười trong buổi sáng, cũng sẽ có lúc phải khép những cánh hoa của mình lại. Bất chấp sự thức ngộ này, mặt trời không thể để cho bông hoa cúc khép những cánh hoa trinh trắng của mình trong sự cô đơn. Mặt trời lưu luyến không rời đi cho đến khi bông hoa cúc đã khép lại tất cả các cánh hoa trinh trắng của mình. Khi bông hoa đã khép tất cả những cánh hoa của mình, thì mặt trời mới chịu lặn xuống. Mặt trời là vị hoàng đế của cõi thiên không. Quyền năng phát sáng của nó là điều không phải bàn cãi. Đế chế của nó trải rộng từ chân trời này đến chân trời khác. Nhưng lạ kì thay, nó không hề quên một bông hoa cúc nhỏ bé. Nó mang một tình yêu đối với bông hoa bé nhỏ này. Nói một cách khác, nó yêu thương mọi thần dân nhỏ bé trong đế chế của mình. Mọi vật, cả lớn lao lẫn nhỏ bé, đều được nó ban phát sự quan tâm và chăm sóc. Mặt trời là một vị chưởng khống giả vĩ đại và thông tuệ. Nơi nào mà người phụ nữ và bông hoa cúc đã tan biến hình hài vào đó? Phải chăng họ đã trở về nhà mình ở một nơi mà từ đó họ đã hàng lâm xuống cõi đời trần tục này? Khi ánh trời tranh tối tranh sáng bao trùm mảnh sân của một ngôi nhà thì tiếng vỗ cánh của đàn chim đang quần tụ lại sẽ được nghe thấy. Có lẽ chúng đang trên đường trở lại gia hương.

 

Trong ánh sáng của nền văn hóa xứ Phù Tang, hoa cúc là biểu tượng của sự hóa thân. Vì vậy, nó là bản sao của mặt trời ở trên trái đất… Không có gì đáng ngạc nhiên rằng mặt trời lơ lửng chờ cho đến khi bông hoa cúc đã khép lại những cánh hoa trinh trắng của mình. Khi mặt trời và hóa thân của nó ở trên trái đất trong hình hài một bông hoa cúc rời đi, thế giới bị bỏ lại trong nỗi buồn đau không gì dò thấu giữa đêm đen. Bông hoa cúc mang đến niềm hạnh lạc. Khi bông hoa cúc khép cánh lại thì niềm hạnh lạc trên phiến thiên địa này dường như cũng vụt bay đi.

 

 

 

 

 
Nghệ thuật truyền thống vùng tây bắc Ấn Độ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI KHÁC
1 2 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị