Mai Van Phan the poet of nose in “hidden face flower” - Mai Văn Phấn, nhà thơ của khứu giác trong “hoa giấu mặt” (essay - tiểu luận) - Ramesh Chandra Mukhopadhyaya, translated by Pham Van Binh
Mai Van Phan the poet of nose in “hidden face flower”

 

 

Tiến sỹ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

 

 

By Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(From Calcutta, India)

 

 



It was Campbell who said - Coming events cast their shadow. That was about battles lost and won. The shadow is espied by the eye and it is uncanny. But when sweet fragrance is spread all over one infers a new birth in the offing. Mai Văn Phấn fond of synaesthesia smells fragrance in the landscape bathing in moonlight. Fragrance here becomes visual. This is time and again.


And of course fragrance is the source of sweet notes. The poet notes that the voice of tree pies comes from each raceme of flowers. The twitter of a bird is an arousing fragrant incense. Here sound and smell are identified. It explicates the Chinese flower and bird paintings of the Ming period. Incense is used when we invoke gods. Here the poet invokes new leaves.

 

The wind carries the cargo of fragrance. The poet is situated in a place where lotuses are abloom. The lotuses are abloom in the heart of the poet. The wind could stand for restless and random thoughts. They become imbued with compassion or karuna. They lift up the essence of lotus when they blow across the heart of the poet.


The path towards peace and liberation is tough and stony. It is the fragrance that leads the poet around mountains where some sharp stony slopes are descried.


And on his road to peace the poet comes across thorns. But the poet braves the thorns and discovers that they donot hurt each other. On the contrary they cluster together. In other words misfortunes donot come singly. But to our surprise the poet finds a fragrance passing through them. In other words the poet welcomes pain in life. Because true happiness passes through the wounds caused by the pounding of life by the thorns of sorrow.

 

But the poet holds his breath when obnoxious smell is there like a dewdrop that holds its breath hanging over a dirty puddle of water.


The dirty puddle of water signifies cities. The place where gods live is the antithesis of the same. The poet gives us the location of heaven. It is located just beside the scent of flowers. How does one distinguish heaven from other places? Well it is more fragrant than any other place. This is a description of heaven perhaps no where else found in prose or rhyme. Does not fragrance here suggest a kind of space which is different from the space we talk of?


And of course  two flowers injected aroma to each other. This is what true love is. Love does not mean physical union. Aroma implies the spiritual. The love between two flowers is Platonic indeed. True love is found between the poem and its competent reader. The reader reads his own mind in the poem. The poem provokes the reader to read his own mind in the poem. It is the objective correlative of the readers musings. Thus there is an aesthetics.

 

 

 

 

Translated by Phạm Văn Bình

Bản dịch của Phạm Văn Bình

 

 

 

 


Dịch giả Phạm Văn Bình

 

 

 

Mai Văn Phấn, nhà thơ của khứu giác trong “hoa giấu mặt”

 

 

 

 

Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(Từ Calcutta, Ấn Độ)

 

 



Chính Campbell là người đã nói – Những sự kiện sắp đến sẽ phủ bóng của mình xuống trước. Đó là nói về những trận chiến “một xanh cỏ, hai đỏ ngực” không có đường lui. Bóng hình được nhìn thấy bởi đôi mắt và điều đó thật là một điều huyền bí. Nhưng khi mùi hương ngạt ngào lan tỏa khắp nơi, người ta sẽ suy đoán được một sự xuất thế mới sắp diễn ra. Nhà thơ Mai Văn Phấn yêu thích cảm giác đôi với hương thơm lan tỏa ở trong một quang cảnh thấm đẫm ánh trăng. Hương thơm ở đây bỗng trở thành thực thể có thể nhìn thấy được. Điều này diễn ra không biết bao nhiêu lần.

 

Và tất nhiên, hương thơm là nguồn cội của những nhận thức ngọt ngào. Nhà thơ nhận thức rằng âm thanh của những trái cây có khởi nguồn từ mỗi bông hoa của một nhành hoa. Tiếng hót líu lo của một con chim lại là mùi trầm hương đang thức tỉnh mọi tâm linh. Ở đây, âm thanh và mùi vị là đồng nhất thể. Điều này giải thích cho những bức tranh hoa điểu của Trung Quốc thời nhà Minh. Hương trầm được chúng ta mang ra sử dụng khi cầu khấn thần linh. Ở đây, nhà thơ cầu khấn những búp lá non.


Gió mang chở mùi hương. Nhà thơ ở một nơi có những bông hoa sen đang nở rộ. Hoa sen nở rộ trong trái tim nhà thơ. Gió có thể đại diện cho tâm viên ý mã. Chúng bỗng trở nên thấm đẫm lòng trắc ẩn hay còn gọi là karuna. Chúng dâng hương thơm của loài hoa sen lên cao khi thổi qua trái tim nhà thơ.

 

Con đường dẫn tới an lạc và siêu thoát chất đầy những chông gai hiểm trở. Chính hương thơm dẫn lối đưa đường cho nhà thơ đi quanh những ngọn núi nơi có những dốc đá sắc nhọn được phát hiện ra.


Và trên con đường đi tới an lạc, nhà thơ đã vượt qua những chiếc gai sắc nhọn. Nhưng nhà thơ đã bất chấp những chiếc gai sắc nhọn đó và phát hiện ra rằng chúng không hề làm đau lẫn nhau. Ngược lại, chúng kết tụ lại thành nhóm, thành bụi. Nói một cách khác, họa vô đơn chí – những điều bất hạnh không bao giờ đến một mình. Nhưng điều khiến chúng ta ngạc nhiên là, nhà thơ phát hiện ra một mùi hương bay xuyên qua chúng. Nói một cách khác, nhà thơ đón nhận nỗi đau trong cõi nhân sinh. Bởi vì hạnh phúc đích thực phải trải qua những vết thương gây ra bởi những bầm dập của cuộc đời, bởi những chiếc gai của nỗi buồn đau.

 

Nhưng nhà thơ phải nín thở khi có một mùi vị ghê tởm xuất hiện ở đó như một giọt sương phải nín thở khi bị treo trên một vũng nước bẩn.


Vũng nước bẩn mang hàm ý các vùng đô thị. Nơi các đấng thần linh ngự trị là sự đối lập của những vùng đó. Nhà thơ cho chúng ta một cõi thiên đường. Nó ở ngay bên cạnh hương thơm của những bông hoa. Bằng cách nào mà người ta phân biệt được Thiên đường với những vùng khác vậy? Chỉ là nơi đó ngạt ngào thơm hơn bất kì nơi nào khác mà thôi. Đây là một sự miêu tả Thiên đường mà không thể tìm thấy ở bất kì nơi nào khác  trong thơ văn. Chẳng phải hương thơm ở đây ám chỉ một phiến không gian khác với phiến không gian mà chúng ta đang nói tới hay sao?

 

Và tất nhiên, hai bông hoa tỏa ra mùi thơm của chúng cho nhau. Đây chính là một tình yêu đích thực. Tình yêu không có nghĩa cứ phải là một sự giao hòa nhục thể. Hương thơm mang hàm ý tinh thần. Tình yêu giữa hai bông hoa là một tình yêu thuần khiết thánh thiện. Tình yêu đích thực giữa bài thơ và bạn đọc có thẩm quyền của nó được phát hiện ra. Bạn đọc đọc được tâm thức của mình trong bài thơ. Bài thơ khuyến dụ bạn đọc đọc tâm thức của chính mình trong bài thơ. Đó là mối tương liên khách quan trong suy tưởng của bạn đọc. Theo cách đó, một phạm trù mĩ học được đản sinh.

 

 

 

 


Tranh cổ Ấn Độ

 

 

 

 

 

 

 

BÀI KHÁC
1 2 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị