The moon in the “hidden face flower” - Vầng trăng trong “hoa giấu mặt” (essay - tiểu luận) - Ramesh Chandra Mukhopadhyaya, translated by Pham Van Binh

The moon in the “hidden face flower”

 

 

 

Ts. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya


 

 

 

Giáo sư Pornpen Hantrakool

 

 

 


Dịch giả Phạm Văn Bình

 

 

 

 

By Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(From Calcutta, India)

 

 

 

The imagery of the moon roughly appears ten times in the book of poems "hidden face flower" eight times in Noi Dung and twice in Con mắt nghiêng.


In A Flower the moon spreads fragrance to quicken the birth of a flower next morning. There is synaesthesia. The flower spreads fragrance while the Moon gives light. Ii is the eye that enjoys the moon. It is the nose that feels the existence of a fragrant flower. But when one sense modality is felt perceived  or described  in terms of another, it is a case of synaesthesia. But this is not all. The moon is the mind or imagination that broods on the nocturnal or darkness so that it is manifest in the shape of flowers alight in day time. This could be interpreted in many ways. On one level whatever is manifest in the world of eye and ear  springs from the unplumbed depths of the mind. It speaks of an aesthetics. A piece of poetry is manifest in the external world, But mind  and imagination toils throughout the night unseen to bring about the poem in broad day light. May be the flower or the poem might stand for the morning sun.

 

In the poem To be Aware the poet sets out in the night to gather moonlight. But it is scattered away by a tree. Hence he has nothing else to garner. This defines a poet. He is a person with whom neither gold nor silver but moonlight or the  abundance of imagination is the only wealth. And to gather the wealth the poet keeps awake in the night when  the rest of the world go to sleep.

 

The moon  weaves a sedge mat. The poet can hear the sound of sedge mat weaving in a moon lit river. What could be the mat but a matrix of words or poetry.? (Return to the Village)

 

The moon or the mind of the poet is ever tranquil even in the face of storms or natural or man made calamities. The moon is the silent witness of the upheavals in the physical world.

 

Tea is the plant that sprang from the clair voyant eyes of Bhagavan Bodhidharma. The  moon reflected on the river or poetic fancies reflected on the minds of readers could function as a cup of tea that gives fresh vigour.

 

Let the weevils do whatever they can the harvests of human civilization is not foredoomed to be destroyed Because the poetic imagination or the moon steadily drops down. The pure consciousness is descending upon that will destroy all evil.


The moon stands for enlightenment. It manifests only in a Buddha. When people find it their shadows or the inner self bow down before the poet or the Enlightened One.


The moons shadow or reflection does not delude.It does not forge any decoy to attract  objects of hunting. One wonders what does the fishing hook of poetic imagination seek to retrieve in the shadow of the purer mind!

 

The moon is the symbol of  compassion for all things great and small. The more the grass is withered the more the moon is brighter to charge the withered grasses with fresh vitality.

 

The poet however finds a cloud covering the moon. It seems to close the eyes of poetic imagination That is, on the surface, the book of poems entitled hidden face flower comes to its omega. But is not the cloud alight with the moonlight though the moon is hidden from the eye? Are  not the readers illuminated when the perusal of the book is over?

 

Thus the recurrent imagery of the moon in Mai Văn Phấn's poems weave a particular strand of the sedge mat that is hidden face of flower.




Translated by Phạm Văn Bình
Bản dịch của Phạm Văn Bình

 

 

 

 

 

 


Tranh dân gian Ấn Độ

 







 

Vầng trăng trong “hoa giấu mặt”

 

 

 

 

Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(Từ Calcutta, Ấn Độ)

 

 

Hình tượng vầng trăng hiện ra sáng trong đến mười lần trong tập thơ “hoa giấu mặt” : tám lần trong Nội dung và hai lần trong Con mắt nghiêng.

 

Trong bài “Hoa”, vầng trăng tỏa hương thơm để thôi thúc sự đản sinh của một bông hoa vào sáng ngày hôm sau. Đây là tâm thức đôi. Bông hoa tỏa hương thơm trong khi vầng trăng tỏa ánh sáng. Đó chính là con mắt hân thưởng vầng trăng. Đó là khứu giác cảm nhận sự tồn tại của một bông hoa đang khoe hương sắc. Nhưng khi một phương thức cảm nhận được nhận thức hay được miêu tả dưới dạng thức của một phương thức cảm nhận khác thì đó đã là một cảnh giới tâm thức đôi rồi. Nhưng không chỉ có thế. Vầng trăng là tâm thức hay khả năng sáng tạo minh tưởng về bóng đêm hoặc sự tăm tối khiến cho nó hiển lộ trong hình hài một bông hoa ngời sáng trong ánh ngày. Điều này có thể được hiểu bằng nhiều cách thức. Ở trong một tầng ngữ nghĩa, bất kì điều gì được hiển lộ trong thế giới của thị giác và thính giác sẽ phát sinh từ những chiều sâu không thể đo lường được trong thức hải. Nó đề cập đến phạm trù mĩ học. Một bài thơ được hiển lộ trong một thế giới bên ngoài, nhưng tâm thức và khả năng sáng tạo thì tân tân khổ khổ suốt cả đêm không ai nhìn thấy để sáng tạo nên một bài thơ được hiển lộ trong ánh ngày rộng mở. Có thể bông hoa kia hay bài thơ này đại diện cho vầng mặt trời trong buổi ban mai.

 

Trong bài thơ “Tỉnh”, nhà thơ bước ra thế giới bên ngoài trong đêm tối để thu lượm ánh trăng. Nhưng ánh trăng lại bị một tán cây làm cho tan vỡ. Vì thế mà nhà thơ chẳng còn gì để mà thu lượm cả.

 

Điều này định nghĩa chức danh của một nhà thơ. Nhà thơ là một con người không phải bạc vàng mà chính là ánh trăng hay sự phong phú của trí tưởng tượng mới được coi là tài sản của mình. Và để thu lượm thứ tài sản này, nhà thơ giữ cho mình tỉnh thức trong đêm khi phần còn lại của thế giới này đã đi vào giấc ngủ.

 

Vầng trăng dệt nên một chiếc chiếu cói. Nhà thơ có thể nghe thấy tiếng dệt chiếu trong một dòng sông thấm đẫm ánh trăng. Chiếc chiếu có thể là thứ gì nếu không phải là một ma trận của ngôn từ hay còn gọi là thi ca? (Về làng)

 

Vầng trăng hay thức hải của nhà thơ luôn luôn tĩnh lặng ngay cả khi đối mặt với những cơn bão hoặc những thảm họa tự nhiên hay nhân tạo. Vầng trăng là chứng nhân thầm lặng của những thăng trầm trong cõi đời nhuốm mùi vật chất này.

 

Trà là loài cây có cội nguồn từ đôi mắt thông tuệ của Đấng Bồ  Đề Lạt Ma Bhagavan(*) thuộc phái Thiền tu. Vầng trăng được phản chiếu trên dòng sông hay là sự say đắm thi ca được phản chiếu trong thức hải của bạn đọc có thể gây hưng phấn như một chén trà mang đến cho con người ta một nguồn sinh lực mới.

 

Chúng ta hãy để cho những con côn trùng làm những gì mà chúng có thể khi những vụ mùa thuộc nền văn minh của con người không bị kết tội để mang đi phá hủy. Bởi vì sự tưởng tượng của thi ca hay vầng trăng vẫn cứ đều đều phủ xuống. Sự minh ngộ đang hàng lâm nơi đó sẽ tiêu hủy tất cả những điều ô trọc trên đời.


Vầng trăng đại diện cho sự khai sáng. Nó chỉ hiển lộ ở trong tâm một vị Phật. Khi con người phát hiện ra nó, bóng dáng của họ hay bản thể bên trong họ phải cúi đầu trước nhà thơ hay còn gọi là Người được khai sáng.


Bóng trăng hay là sự phản chiếu của nó không đánh lừa ai cả. Nó không tạo ra bất kì con chim mồi nào để thu hút những vật săn. Người ta tự hỏi rằng chiếc lưỡi câu của trí tưởng tượng thi ca kiếm tìm điều gì để mang về trong cái bóng của một bản tâm tinh khiết hơn !

 

Vầng trăng là biểu tượng của lòng trắc ẩn đối với muôn loài, lớn lao lẫn nhỏ bé. Cỏ càng héo tàn, ánh trăng càng rực rỡ để mang đến cho những cây cỏ héo tàn kia một nguồn sinh lực mới.

 

Mặc dù vậy, nhà thơ vẫn phát hiện ra một đám mây đang che phủ vầng trăng. Dường như nó muốn bịt kín đôi mắt thuộc về trí tưởng tượng của thi ca. Đó là, trên bề nổi, tập thơ mang tựa đề “hoa giấu mặt” đã đi đến cái đích cuối cùng của nó. Nhưng chẳng phải đám mây vẫn được chiếu sáng rực rỡ bởi ánh trăng kia dù cho vầng trăng có bị che khuất khỏi tầm mắt đó sao? Chẳng phải bạn đọc đã được soi sáng tâm linh sau khi đọc xong tập thơ này đó sao?

 

Vì lẽ đó, hình tượng vầng trăng hiển lộ thường xuyên trong các bài thơ của Nhà thơ Mai Văn Phấn đã dệt nên một cái tao riêng biệt trong “tấm chiếu thơ” - đó là “hoa giấu mặt”.

 

________
(*) B
hagavan: Tiếng Phạn:
भगवान्
là một biệt danh của Chúa hay Thiên Chúa trong truyền thống của Ấn Độ giáo. Từ này, trong một số giáo phái được coi là một danh hiệu cao quý cho một thủ lĩnh tinh thần



 

 

 

Bhagvan Krishna


 

 


Bìa tập thơ “hoa giấu mặt - hidden face flower - บุษบาซ่อนหน้า"

xuất bản tại Thái Lan, 2014, của Nhà in Sun Packaging (2014) Co., Ltd


 

 


 

 

BÀI KHÁC
1 2 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị