বাংলা ভাষায় কবিতা (I) | মাই ভ্যান ফ্যান | বাংলা ভাষায় অনুবাদ করেছেন কবি এবং প্রবন্ধকার বিপ্লব মাজি | Thơ tiếng Bengali (I). Mai Văn Phấn. Nhà thơ Biplab Majee dịch từ tiếng Anh sang tiếng Bengali
মাই ভ্যান ফ্যান - Mai Văn Phấn
লা ভাষায় অনুবাদ করেছেন কবি এবং প্রবন্ধকার বিপ্লব মাজি
Nhà thơ Biplab
Majee dịch từ tiếng Anh sang tiếng Bengali

Nhà thơ-Dịch giả Biplab
Majee
maivanphan.com: Nhà thơ-Dịch giả Biplab Majee (Ấn Độ) vừa
gửi tôi chùm thơ, do ông chọn từ các tập
thơ của tôi qua các bản tiếng Anh (của Trần Nghi Hoàng, Frederick Turner,
Susan Blanshard, Lê Đình Nhất-Lang, Nguyễn Tiến Văn) để dịch sang tiếng Bengali(*). Xin trân trọng cảm ơn Nhà thơ-Dịch giả Biplab
Majee đã dành thời gian và tâm huyết cho chùm thơ của tôi. Chúng tôi sẽ lần lượt
giới thiệu với Quý Bạn đọc chùm thơ này. Trong thời gian dịch thơ của tôi, một
tin đau buồn đã đến với Nhà thơ-Dịch giả Biplab
Majee: mẹ ông đã qua đời lúc 5 giờ sáng, ngày 10 tháng 9 năm 2015. Chúng tôi
xin gửi tới Nhà thơ-Dịch giả Biplab Majee và gia đình lời chia buồn sâu sắc
nhất. Xin được cầu nguyện để linh hồn Cụ Bà sớm phiêu diêu Miền-Cực-Lạc.
maivanphan.com: Poet-Translator Biplab Majee (Indian) has just
sent me a bunch of poems selected by himself from my books of poems in English
versions (by Trần Nghi Hoàng, Frederick Turner, Susan Blanshard, Lê Đình Nhất-Lang,
Nguyễn Tiến Văn) to be translated into Bengali. I would like to give my
respectful thanks to Poet-Translator Biplab Majee for having spent time and
devotion on the translation for my bunch of poems. We'll by and by introduce to
our dear readers this bunch of poems. While Poet-Translator Biplab Majee was
translating my poems, a piece of sad news happened to him: His mother died at 5
a.m on September 10, 2015.
We would like to send to Poet-Translator Biplab Majee and his family our
deepest condolence. We would like to pray for her soul to fly to the place of
bliss soon.



Thủ bút của Nhà thơ-Dịch giả Biplab
Majee
Translated
from Vietnamese by Trần Nghi Hoàng
Edited by
Frederick Turner
Spring
Tone
On
the jagged rock
Your
dripping body were in pain.
Wide
open. Tenderly drop by drop
With
passionate warmth
Drops
of sunshine flow into you.
In
a radiant tide, the season returns.
The
bee cuts its flight
The
wind go straight up
The
tall tree rise up to my shadow
The
dove is fully fledged.
In
dewy night the insects awaken.
The
straw-mushrooms open their eyes
And
cover the young green.
Autumn
Came!
That
leaves falling
The
ground will sunken down
Resounding
the bell dispel the dark clouds
Sun
will hot and dry
The
north-east wind trembling small alley
new
books aromatic the infantile breath
Sweet
of sugarcane overflowing up to the top
The
worms patience plaiting shiny streak ovum around the base of century-old tree
The
young calf touching his soft tongue on the surface of grass
That
leaf falls
Don’t
know anybody be luckily come close to
Moments
the fall is back.
Giai điệu
xuân
Nhỏ trên
đá sắc
Cơ thể em
đau
Thánh
thót mở toang từng giọt
Trong hơi
ẩm nồng nàn
Hạt nắng
chảy vào em
Mùa nước
về rạng rỡ
Con ong
rạch đường bay
Gió lên
thẳng đứng
Cây cao
vươn bóng anh
Chim bồ
câu ra ràng
Sương đêm
côn trùng tỉnh dậy
Lũ nấm
rơm mở mắt
Trùm lên
non nớt xanh
Thu đến
Chiếc lá kia rơi
Mặt đất sẽ trũng xuống
Vọng tiếng chuông xua mây đen
Nắng sẽ hanh hao
Heo may run ngõ nhỏ
Sách mới thơm hơi trẻ thơ
Mía ngọt trào lên ngọn
Những con sâu nhẫn nại tết vệt trứng óng ả quanh gốc cây già
Chú bê non chạm lưỡi mềm mặt cỏ
Chiếc lá ấy rơi
Biết có ai được may mắn đến gần
Thời khắc mùa thu về đích.
Biography of Biplab Majee
Biplab Majee was born on 30
May 1947. His first poem was published in Parichaya (When Poet Subhas Mukherjee
was editorof this monthly Bengali magazine) in 1967. So far 10 books of poem,
16 books of prose and 5 books on translation, 5 books of Children have been
published in Bengali and a book Love Poems and Others 2005 in English translation.
At present special interest on Post Modernism. Was a delegate in 4th Afro-Asian
Writers’ Conference held in New Delhi, 1970. Bacherlor of Science from the
University of Calcutta in 1971. Got Teachers’ Training Diploma in Russian
Language from Moscow State University in 1976-1977. Winner of Lenin Award from
Moscow State University in 1977 and won an award for International Political
Songs held in Moscow State University in 1977. Revisited Moscow in 1984 to
participate in an International Russian Language Seminar for one and a half
months. Edited and published Samay Sarani, a Literary and Cultural Magazine
since 1981 to 2000. Edited Cine News, a Monthly bulletin of Midnapore Film
Society more than 6 years and Pratibimba, an yearly magazine for more than 6 years.
A columnist in local daily news paper Dainik Upatyaka. Contributor of articles and poems in
number of Journals and Magazines in West Bengal and Bangladesh. Director,
PRAKASHANA, a publishing house since 1984. Consulting editor of Who’s Who of
American Biographical Institute and Honorary Re search Board Advisor of
American Biogrphical Institure, USA. Vice President of International Bengali
Poetry Festical, Kolkata and Vice President of Haldia International Bengali
Poetry Festical, Haldia, District Purba Midnapore, WB in 2005 and 2006.
Director, Medinipur Institute of Literature and Science, Midnapore 721101.
Editor, Chalachittra Barta (Monthly Cine News), Midnapore Film Society,
Midnapore from 2002 to 2006.
Tiểu sử Biplab Majee
Biplab Majee sinh ngày 30 tháng 5 năm 1947. Bài thơ đầu tiên của
ông được xuất bản ở Parichaya (Khi Nhà thơ Subhas Mukherjee đang là biên tập
viên của Tạp chí xuất bản hàng tháng Bengan này) năm 1967. Tới nay, 10 tập thơ,
16 tập văn xuôi và 5 tập sách dịch, 5 tập sách thiếu nhi của ông đã được xuất
bản bằng tiếng Bengan với một tập Thơ tình và những tập sách khác được dịch
sang Anh ngữ. Hiện nay, ông quan tâm đặc biệt đến trào lưu hậu hiện đại. Ông là
một đại biểu trong Hội nghị các nhà văn Á – Phi được tổ chức tại New Delhi năm
1970. Ông tốt nghiệp cử nhân khoa học tại Trường đại học Calcutta năm 1971. Ông
nhận được Bằng sư phạm tiếng Nga tại Trường đại học quốc gia Matxcơva năm 1976-1977.
Ông đạt Giải thưởng Lê Nin tại Trường đại học quốc gia Matxcơva năm 1977 và
giành được một giải thưởng về Các ca khúc chính trị quốc tế được tổ chức tại
Trường đại học quốc gia Matxcơva năm 1977. Ông thăm lại Matxcơva năm 1984 để
tham gia vào một cuộc hội thảo quốc tế về tiếng Nga trong một tháng rưỡi. Ông
biên tập và xuất bản Samay Sarani, một Tạp chí Văn học và Văn hóa từ năm 1981
đến năm 2000. Ông làm công tác biên tập cho Báo điện ảnh, một nguyệt san của
Hội điện ảnh Midnapore hơn 6 năm và Pratibimba, một tạp chí xuất bản hàng năm
trong hơn 6 năm. Ông là người phụ trách chuyên mục trong tờ báo hàng ngày của
địa phương là Dainik Upatyaka. Ông là người đóng góp các bài báo và bài thơ cho
nhiều tập san và tạp chí ở Tây Bengan và Bangladesh. Ông là giám đốc của
PRAKASHANA, một nhà xuất bản từ năm 1984. Ông là biên tập tư vấn cho Ai là Ai của Viện tiểu sử Hoa Kì và là
cố vấn Ban nghiên cứu danh dự của Viện tiểu sử Hoa Kì, nước Mĩ. Ông là phó Chủ
tịch Lễ hội thơ quốc tế Bengan, vùng Kolkata và là phó Chủ tịch Lễ hội thơ quốc
tế Bengan, vùng Haldia, quận Purba Midnapore, Tây Bengan trong năm 2005 và
2006. Ông là giám đốc Viện Văn học và Khoa học Medinipur, Midnapore 721101. Ông
là biên tập viên của Chalachittra Barta (nguyệt san Điện ảnh) của Hội điện ảnh
Midnapore tại Midnapore từ năm 2002 đến năm 2006. (Phạm Văn Bình dịch từ Anh ngữ)
________
(*) Tiếng Bengal là nhánh phía đông của các ngôn ngữ Ấn-Arya. Nó
hiện đang được sử dụng tại miền đông của Nam Á như Bengal, ngày nay bao gồm
Bangladesh, bang Tây Bengal của Ấn Độ, và nhiều phần của các bang Tripura và
Assam ở Ấn Độ. Với gần tổng cộng 230 triệu người nói, tiếng Bengal xếp thứ bảy
thế giới. Tương tự các ngôn ngữ Ấn-Arya Đông khác, tiếng Bengal phát triển dựa
trên các phương ngữ Ấn-Arya Trung của tiểu lục địa Ấn Độ. Hai ngôn ngữ nói sớm
nhất được ghi nhận tại đây là Magadhi Prakrit và Pali, về sau tiến hóa thành
Jain Prakrit hay Ardhamagadhi ở đầu thiên niên kỷ thứ nhất. Trong lịch sử,
tiếng Bengal chịu ảnh hưởng nặng từ Pali và Prakrit. Ngoài ra, nó ngày một bị
ảnh hương bởi tiếng Sanskrit trong giai đoạn Bengal Trung đại và giai đoạn
Bengal phục hưng. Ngày nay, tiếng Bengal - cũng như tiếng Oriya và tiếng Assam
- đều có một cơ số từ vựng Pali/Sanskrit lớn. (Nguồn: wikipedia.org)

Nhà thơ Biplab Majee (trái) cùng
Nhà thơ A'zam Obidov (Uzbekistan) tại Hạ Long, 2012.