Känsloladdade kortdikter av vietnamesisk Tranströmer (recension) - Staffan Bergsten. Övers: Mimmi Diệu Hường Bergström

MỘT TRANSTRÖMER VIỆT NAM

 

 

 

 

 

Nhà phê bình văn học, nhà văn Staffan Bergsten

 

 

 

 

Staffan Bergsten

 

 

Báo Mới Upsala 22/01/2018 của Thụy Điển đã đăng bài viết “Những bài thơ ngắn đầy cảm xúc của Tranströmer Việt Nam” của nhà phê bình văn học, nhà văn Staffan Bergsten. Đây là bài viết về tập thơ “Höstens hastighet” (Nhịp mùa thu) của Mai Văn Phấn, do hai dịch giả Erik Bergqvist và Maja Thrane dịch sang tiếng Thụy Điển. Dịch giả Tobias Theander và tôi đã tham gia hiệu đính tập thơ này. Nhà xuất bản Tranan ấn hành năm 2017. Tác giả S. Bergsten tập trung khai thác những bài thơ ba câu trong tập thơ và đã phát hiện điều thú vị, thơ Mai Văn Phấn có mạch cảm xúc tương đồng với thơ của Tomas Tranströmer, nhà thơ Thụy Điển. Lúc sinh thời T. Tranströmer viết nhiều những bài thơ dạng Haiku gợi mở và khá bí ẩn. Ông được coi là nhà thơ tích hợp được hai nền văn hóa Đông và Tây, làm giàu có thêm kho tàng thơ Thụy Điển hiện đại.

 

Nhà phê bình văn học, nhà văn Staffan Bergsten, sinh ngày 12/11/1932 ở Örebro Thụy Điển. Ông từng là giảng viên môn Lịch sử văn học tại Đại học Uppsala từ năm 1960, đồng thời là giảng viên và chuyên nghiên cứu văn học từ năm 1974. Bergsten đã bảo vệ luận án tiến sĩ về thơ T.S. Eliot, sau đó viết rất nhiều về thơ. Trong đó, ông đi sâu nghiên cứu thơ của các nhà thơ Erik Johan Stagnelius, Gustaf Fröding, Erik Axel Karlfeldt, Tomas Tranströmer và Katarina Frostenson. Ông đã viết cuốn sách về lịch sử thơ Thụy Điển và dành nhiều thời gian cho các bài giảng giáo dục về chủ đề này. Bergsten đã xuất bản một số tiểu thuyết. Staffan Bergsten nổi tiếng khi ông tham gia chương trình P1 của Sveriges Radio AB (Đài phát thanh quốc gia Thụy Điển) từ năm 1968 - 1991, nơi ông đã trả lời các câu hỏi của người nghe Đài về văn học. Ông cũng là một nhà phê bình văn học uy tín tại Báo Mới Upsala.

 

Xin nói thêm đôi dòng về Báo Mới Upsala: “Upsala Nya Tidning” (tên cổ) là thời báo buổi sáng phát hành trên các thành phố và quận huyện lân cận giữa thủ đô Stockholm và tỉnh Uppsala vùng Uppland. Báo Mới Upsala hiện là hãng báo tư nhân cổ phần lớn, các quỹ đóng góp do nguồn vốn cống hiến của Ngài Axel Johansson từ ngày đầu thành lập, số lượng phát hành chỉ cạnh tranh với báo Metro phát miễn phí trên toàn quốc. Báo Mới Upsala hoạt động theo phong cách tự do, không mang sắc thái tôn giáo hoặc tư tưởng xã hội dân chủ. Báo có một hội đồng điều hành, giám đốc xuất bản, tổng biên tập, và hơn 390 nhà báo và nhân viên. Đây là một trong những hãng báo hàng đầu ở Thụy Điển với nhiều kênh truyền thông phong phú và dịch vụ thông tin điện tử đa dạng. Báo gồm nhiều chuyên mục, lĩnh vực chính: tin tức, thể thao, chuyên luận, kinh tế, thế giới, đời sống sinh hoạt, ẩm thực gia đình, tư vấn nhà cửa, lưu trữ. Đặc biệt văn hóa giải trí, trong đó có văn học, âm nhạc, phim ảnh, nghệ thuật.


Mimmi Diệu Hường Bergström giới thiệu và dịch

 

 

 

 

 

 

Dịch giả Mimmi Diệu Hường Bergström (trái) & Nhà thơ Dominique de Miscault, Hạ Long, 2015

 

 

 

 

 

PHÊ BÌNH VĂN HỌC




Một Tranströmer Việt Nam. 
Phê bình văn học của Staffan Bergsten đọc thơ Mai Văn Phấn bằng tiếng Thụy điển.





NHỮNG BÀI THƠ NGẮN ĐẦY CẢM XÚC CỦA TRANSTRÖMER VIỆT NAM





Nhân đạo hóa các hiện tượng tự nhiên là đề tài xuyên suốt trong thơ Mai Văn Phấn. Staffan Bergsten nhận định phê bình trong tập thơ tuyển chọn.

 

 



Staffan Bergsten

 

 

11:00 | 22/01/2018

 

Phương tiện của thơ ca là ngôn ngữ và ngôn ngữ tạo nên những giọng nói khác nhau.

 

Vì thế thơ ca có chiều hướng bị trói buộc trong các ranh giới quốc gia. Những ngôn ngữ gần nhau như tiếng Thụy điển, tiếng Đức, ở chừng mực nào đó tiếng La-tinh có điểm lợi thế tạo nên những mảng/ nhóm văn hóa với mẫu trúc ngôn ngữ tương tự và các quy ước tạo nên thơ ca của một nhóm nào đó.

 

Nhưng bằng cách nào những người châu Âu ở vùng cực bắc có thể cảm nhận và hấp thụ thơ ca từ các châu lục xa tít và lạ lẫm? Chúng ta phải tin tưởng vào các bản dịch, nhiều khi thông qua một ngôn ngữ thứ hai nữa.

 

Cách đây một thời gian, tôi có diễm phúc được đọc bài trên Báo Mới Upsala (UNT) viết về đại thi hào Ko Un (Hàn Quốc), và bây giờ trong tay tôi là một tuyển tập thơ của nhà thơ Việt Nam Mai Văn Phấn, sinh năm 1955.

 

Tuyển tập thơ này do cặp đôi dịch giả Erik Bergqvist & Maja Thrane chọn dịch từ bản tiếng Anh.

 

Theo tôi, sự thất thoát trầm trọng nhất trong các bản dịch thơ có lẽ là nhịp điệu.

 

Cách chia ngắt dòng, câu có thể được chuyển ngữ, nhưng nhịp điệu đứng đằng sau ngôn ngữ thơ và các cụm từ thường bị bỏ qua.

 

Đây không phải là khiếm khuyết của các nhà dịch giả, những người đã làm công việc hết sức ý nghĩa và to lớn, mà chỉ là điều mà người đọc thơ cần lưu ý.

 

Về hình thức thơ ba câu của Mai Văn Phấn có thể gợi cho người đọc nhớ đến thể thơ Haiku Nhật bản với cấu trúc ba dòng theo nhịp 5-7-5.

 

Bài thơ “Khai phóng”: “Con ong bay qua/ Thay vội đôi tất/ Lên đường”.

 

Ở đây độc giả dễ nhận thấy, việc nhân đạo hóa các hiện tượng tự nhiên là điểm căn cốt, yếu tố chủ đạo của Mai Văn Phấn, bởi mạch cảm xúc thơ ông được khởi nguồn từ ánh sáng tôn giáo, trong đó đậm nét nhất là đạo Phật.

 

Thuyết luân hồi thể hiện rõ trong bài thơ ba câu với tiêu đề “Con chim lạ”: “Đậu xuống sân/ Nhìn tôi/ Từ kiếp nào”.

 

Việc tuyển chọn trong tập thơ của hai dịch giả đã dựa vào số lượng tác phẩm phong phú của Mai Văn Phấn. Ông đã xuất bản 14 tập thơ ở các thể loại khác nhau, từ cách biểu đạt khách quan, như trong bài thơ “Khai phóng”, tới những câu thơ xếp đặt lạ lẫm đầy ẩn ý cá nhân. Ở đây ta dễ nhận thấy, thơ ông có nội hàm lớn với cảm xúc mạnh mẽ toát ra từ nội dung xúc tích và đa dạng, không chỉ thể hiện qua các hình ảnh độc đáo mà cả cái tôi mang khả năng giải chú.

 

Điều cụ thể rất riêng tư nhưng ngộ nghĩnh khi bài thơ “Vẫn trấn tĩnh tiễn khách ra ngõ” bắt đầu thế này: “Pha xong ấm trà/ Quay ra/ Ông khách không còn ở đó/ Gọi điện thoại/ Người nhà bảo ông mất đã bẩy năm". Ở đây có lẽ không có giải thích nào hợp lý hơn tình huống mà nhà thơ đã tạo ra.

 

Tôi có cảm giác như bị xuyên thấu khi đọc những bài thơ ba câu gần với dạng thơ haiku của Mai Văn Phấn. Nhà thơ Tomas Tranströmer cũng viết những bài thơ Haiku đầy xúc cảm tương tự, những vấn đề chủ quan không giải báo. Phải chăng Mai Văn Phấn và Tomas Tranströmer có mạch cảm xúc tương đồng? Rất có thể, bởi thơ đồng nghiệp người Thụy điển của ông đã được dịch ra trên 60 thứ tiếng.

 

S.B

 

 

 

 

 

Logo Báo Mới Upsala

 

 

 

 

 

Bild: Tranan | Vietnam. Kanske har poeten Mai Van Phan läst Tomas Tranströmer? Hans dikter påminner i alla fall om den svenska poetens lyrik emellanåt

 

 

En vietnamesisk Tranströmer  -  Bokrecension Staffan Bergsten läser Mai Van Phans dikter i svensk översättning

 

 

 


KÄNSLOLADDADE KORTDIKTER AV VIETNAMESISK TRANSTRÖMER

 

 

 

 

Lyssna – Nghe

 

 



Förmänskligandet av naturfenomen är ett genomgående drag i den vietnamesiske poeten Mai Van Phan. Staffan Bergsten recenserar ett urval av dennes lyrik


 

Staffan Bergsten

 


11:00 | 2018-01-22

 

Poesins medium är orden och ord bildar skilda språk.

 

Därför har poesin en tendens att hållas fången inom nationella gränser. Varandra näraliggande språk som svenska, tyska, och i viss mån latin, kan i gynnsamma fall bilda en kulturkrets där likartade språkliga mönster och konventioner präglar kretsens poesi.

 

Men hur ska vi nordliga västeuropéer kunna tillgodogöra oss poesi från oss avlägsna och främmande kontinenter? Vi måste lita till översättningar, ibland i andra hand.

 

För en tid sedan hade jag nöjet att här i UNT skriva om den koreanska skalden Ko Un, och nu har jag i min hand ett urval dikter av den vietnamesiske diktaren Mai Van Phan, född 1955.

 

För såväl urval som tolkning via engelskan står duon Erik Bergqvist & Maja Thrane.

 

Den allvarligaste förlusten vid sådana andrahandsöversättningar gäller rytmen.

 

Strofindelning och antal stavelser per rad kan övertas direkt, men det bakomliggande språkets rytm och frasering missar vi.

 

Detta inte sagt som kritik av de aktuella översättarna som gjort ett gediget arbete, utan som ett rent konstaterande.

 

Så här kan det låta i en dikt som till formen erinrar om haikuns trerading: 5+7+5 = 17 stavelser.

 

Titeln är ”Obunden”: ”Ett bi flyger in / byter strumpor i hast / störtar ut”.

 

Förmänskligandet av naturfenomen är ett genomgående drag som låter ana den visserligen katolskt uppfostrade Van Phans närmare kontakt med buddismen.

 

Dess reinkarnationslära kommer till uttryck i en annan trerading med titeln ”En sällsam fågel”:

 

”Landar i trädgården/ Vi känner varandra / från ett tidigare liv”.

 

Det föreliggande urvalet baserar sig på en rik produktion: Van Phan har givit ut fjorton diktsamlingar i skilda stilarter, från den objektiva koncentrationen i ”Obunden” till längre utläggningar i jagform där känsloinnehållet inte bara gestaltas i bilder, utan även kommenteras av diktens jag.

 

Konkret personlig men också absurd är den dikt som börjar:

 

”Jag gick ut för att brygga te, / när jag kom tillbaka var / gästen borta. / I telefon bedyrade hans familj att / han varit död i sju år”. Någon rationell förklaring ges inte.

 

En känsla som tränger sig på när man läser de korta haikuartade dikterna är släktskapen med Tranströmers sena poem. Samma känsloladdade, okommenterade objektivitet. Kan Mai Van Phan möjligen känna till Tranströmer? Mycket möjligt med tanke på att hans svenska kollega har översatts till över 60 olika språk.

 

 

(Nguồn: Upsala Nya Tidning)

 

 

 

 

 

 

Nhà thơ Tomas Tranströmer (trái) và Nhà phê bình VH, Nhà văn Staffan Bergsten 








BÀI KHÁC
1 2 3 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị