Дождь и воплощение (критическая статья). Май Ван Фан - Cơn mưa và sự hóa thân (phê bình). Mai Văn Phấn

ДОЖДЬ И ВОПЛОЩЕНИЕ

(О сборнике русско-вьетнамских двуязычных стихотворений Светланы Савицкой «Если в дорогу... дождь...» в переводе Май Ван Фана)

 

 

Поэтесса Светлана Савицкая на заливе Халонг (Вьетнам), весна 2019 г.

 

 

 

 

Май Ван Фан

 

“Я здесь.

С тобой.

Я навсегда”

С. САВИЦКАЯ

 

Издательский дом Академии имени Н. Е. Жуковского только что выпустил сборник русско-вьетнамских двуязычных стихотворений «Если в дорогу... дождь... / Nếu trên đường… mưa…» известного писателя России, академика, доктора философии Светланы Васильевны Савицкой в переводе Май Ван Фана. Книга издана в России. Юбилейная 90-я книга Светланы Савицкой представляет собой сборник стихов, связанных с Вьетнамом, о нравах и привычках, о природных красотах нашей страны, где поэтесса имела возможность побывать.

 

Удивляет ли читателей название книги? Часто сложно предсказать внезапные дожди на дороге? Я много раз читал русскую версию этого сборника, прежде чем перевел его на вьетнамский язык. Каждое стихотворение в нем помогает мне почувствовать, что дожди пришли не внезапно, а давно собранные из красоты русской души, из сердца полного любви, щедрости и доброты. В названии правильно названа нежность и прохлада дождя, которые можно сравнить с одной из основных характеристик стихов Светланы Савицкой. Проникая в каждую строчку стихов, перед моими глазами предстала каждая большая река с приливом, наполненная намывом, чтобы заполнить дельты. И, по-прежнему неся в названии этого сборника элемент «Вода», пролился дождь Светланы Савицкой, «Вода» породила «Дерево» согласно восточной теории пяти элементов, вода помогла уpoжaям и деревьям расти и процветать.

 

«Хочу, чтобы жил, как и прежде

В своем сантиметре Вьетнам!»

(Письмо друзьям)

 

Эти страстные и искренние строки писала Света (детское имя поэтессы Светланы Савицкой), когда она училась в 8-м классе. Я был очень удивлен и восхищен талантом старшеклассника, написавшего это стихотворение. Стихотворение имеет плотную структуру с наполненными эмоциями, сильным распространением, трогая сердце людей даже в настоящее время. Если буддисты верят в «хорошие отношения», христиане верят в устроение Бога, то я считаю, что поэтесса Светлана Савицкая была привязана к Вьетнаму, любит Вьетнам своим художественным инстинктом и природным талантом, данным небом. Является ли стихотворение «Письмо друзьям» добрым предзнаменованием, когда Света только начинает свой творческий путь, началом «хорошего отношения», которое привязывает ее к земле в Юго-Восточной Азии, то есть к Вьетнаму.

 

Теперь она стала великим поэтом и писателем, ее творчество широко распространилось по всем континентам. Но Света всегда отдавала все свое сердце Вьетнаму со страстной, искренней любовью без границ. В стихотворении «Вьетнам» она написала: «Вбери как сон, / Богов Сиянье, / Позволь / Твореньям прорасти. / Святой Любви / Солнцестоянье / Пойми. / Прости. / И отпусти! / Вьетнам!» (Вьетнам).

 

 «Богов Сиянье» появилось в стихах Светланы Савицкой, когда она попала в эту S-образную землю. Каждый ее удар и вдох - это капля прозрачной и чистой воды, которая давно отложилась в ее душе, в ее пережитой жизни. Эти капли воды теперь сублимируются, собираются в большие облака и идут дождем на землю и поля Вьетнама. «Теплый дождь восходил / Океанской стихией / По ступеням песка, / По пролётам горы, / По дорожке златой / На волнах лучезарных, / По молитвам небесным / И песням земли, / Чтоб к корням хоть на миг прикоснуться корявым / Нежных трепетных сакур / В цветенье любви». Вышеуказанная строфа показывает, что поэтесса превратилась в «песчаные волны», в горы и холмы, в «золотые дороги» на вьетнамской земле. Светлана Савицкая пользовалась современными поэтическими приемами, умело соединила русскую душу с восточным философским мировоззрением, чтобы создать уникальное и увлекательное поэтическое пространство. Вьетнамские читатели легко узнают знакомые пейзажи в ее пространстве, но они движутся с ударом сердца России, излучая прекрасный свет, характерный для великой русской культуры. «И пусть / Трепещет платье моё / Цветком жасмина / В ладони залива».

 

Поэтическое пространство Светланы Савицкой - это не просто картина или рассказ, оно всегда живое и сверкает перед глазами читателя. Образы «трепещет платье» и «жасмин», представленные в этой строфе, показывают, что они плавно cмeшивaлиcь в художественное пространство поэтессы. Эти образы вызывают у читателя странное ощущение: то размыты, то ясны, похожи на горы, а затем внезапно тают с катящимися волнами залива Халонг. Это стихотворение показывает, что поэтесса полностью воплотилась в фантастическом пространстве, которое она только что создала. Ритм потока в этой строфе полностью созвучен ритму души Светы сорок лет назад, предсказанному в стихотворении «Письмо друзьям», которое я выше цитировал. Она пришла, жила искренней любовью «В своем сантиметре Вьетнам!».

 

В сборнике воплощение Светы показывает множество форм с множеством эмоций. Когда-то великолепное, священное и могущественное в “Легенда о венере”: «Исчезну в ночи, / беззаветно любя, / Исчезну в ночи, / беззаветно любя, / Божественно! / Смело! / Красиво!». И есть моменты, наполненные любовью, близостью и простотой, как каждый вздох, смех: “Ты позволил понять, / что нет в мире прекрасней / магнетически-нежно влюбленных очей”.

 

«Если в дорогу ... дождь…». Можно сказать, что образ «дождя» является источником поэтических эмоций и является ключевым словом в этом сборнике. Если «путь» - это творческое путешествие Светланы Савицкой, путь во Вьетнам, то «дождь» - это звезды, маяк, который ее освещает и направляет. «– дожди. / Да. Дожди. / Каждой каплей трогают струны / божественных лир, / Точно сердца удары». Поэтесса называла «звезды», сигналы, «маяки» в стихотворении “Белые цапли”. Света очень хорошо понимает вьетнамскую культуру и историю. Образ «цапли» во вьетнамском фольклоре и народных песнях всегда напоминает о статусе сельской женщины с тонким телом, изо всех сил пытающейся заработать на жизнь. Вышеуказанный стих Светланы Савицкой похож на яркую картинку, контрастирующую с образом «цапли»  в нашей народной песне: «Цапля идет ловить дождь / Темно, кто отвезет цаплю домой»: Солнце мое разделю, и раздам по лучу! / Пусть от него мне достанется только боль! / Солнце я в смерть унесу навсегда с собой!» (Солнце).

 

 «Дождь» в этом сборнике- это еще и место, где рождается свет.. В отличие от долгих мрачных ритмов вьетнамской поэзии в прошлом, дождь Света приносит дух открытости, силы и уверенности. «Дождь» здесь несет в себе дыхание всей вселенной, ослепительного солнечного света, озаряющего сны: «К солнцу я с вечера / вновь / через ночь, через сон -  лечу! / Солнце мое разделю, и раздам по лучу! / Пусть от него мне достанется только боль! / Солнце я в смерть унесу навсегда с собой!» (Солнце).

Образ «дождя» и воплощение поэтессы наиболее ярко показываются в стихотворении «Дождь в дорогу»: «Дождь приблизит к очам / Небеса! / И небес орбиты! / Доверяя их воле / Твоей руки!... / И, представь себе, / Изменяя со всеми, / Лишь единственный дождь / Рассудит. / Только дождь будет верен тебе». Это можно считаться самым громким триумфом в сборнике о воплощении поэтессы во все вещи, растения, землю и небо во Вьетнаме через дождь. Оно ясно показывает путь и цель эстетической и любящей идеи почитать друг друга, просветить друг друга в сторону близости и дружелюбия. Это также благородная цель поэзии, людей в этом мире.

 

Образ вьетнамского народа, а также красота вьетнамской души прекрасно предстает в сборнике Светланы Савицкой. Читатели легко узнают личность доброго, открытого, искреннего нашего русского друга в следующих стихах: «Задохнулась / От красоты / Дерзкой / … яркого смеха / И от манящих / Белым / Белых / Решеток зубов, / За которыми – / … сердце!» (Твой звонкий смех).

 

Поэзия Светланы Савицкой имеет современную структуру, независимую от каких-либо направлений западной поэзии с начала ХХ века до настоящего времени. Она сильно обновлялась на основе русской поэтической традиции. Читатели легко узнают ритм русской души, русскую культуру, но всегда сознательно ломать старые стили, старые ритмы. Многие из ее стихов прерываются, нарушая ритм между строками, создавая близость к повседневной речи, но в современном темпе с быстрой и мощной игрой. “В груди бунтует / Кровь / В блаженстве счастья!”. Есть довольно много коротких стихов, внезапно переходящих в строку, вызывающих побуждение, вешание, спешку. Наслаждаясь строфой в стихотворении «Белое тоже имеет значение!!!», Читатели обнаружат, что способ создания образов Светланы Савицкой очень близок к способам ряда поэтов, которые сегодня стремятся к новаторству в нашей стране: «В ливнях воскресшая, / Белая радуга / Млечным потоком / Души восходящая, / Словом любви / Обновляется, радуя. / Ты – настоящее... / Ты – настоящее!». Здесь поэтесса создала множество пробелов в коротком поэтическом строками, образы относительно независимы по смыслу, стоя друг с другом, фрагментированы. Тем не менее, читатели все же узнают сильный и непрерывный поток эмоций в вышеуказанной строфе.

 

Поэзия Светланы Савицкой прежде всего приносит нам красоту русской души, искренность, открытость и предельную доброту. Она отдала всю свою любовь Вьетнаму с 8-го класса, и вот уже прошло сорок лет. Стихотворение маленькой Светы «Письмо друзьям» в то время заставило друзей ее отца и многих людей плакать, потому что война убила и paзpушaлa нашу страну. Поэтесса высказала несколько слов на 4-й Международной конференции по продвижению вьетнамской литературы в Ханое, 2/2019: «Наверное, бог услышал мои молитвы. Молитвы маленькой девочки. Московской школьницы, которая горячо желала лишь одного – мира во Вьетнаме. И капля. Эта маленькая капля слезы перевесила все силы планетарного зла».

 

Светлана Васильевна Савицкая родилась 10 октября 1963 года в городе Орджоникидзе (ныне Владикавказ, расположенный в центре Северного Кавказа, столица Северной Осетии), Россия. Она не только известный писатель, переведенный на 20 языков мира, но и известный международный общественный деятель, меценат, с 2005 года является Генеральным куратором Международного проекта «Национальная литературная премия «Золотое перо Руси». Обладатель многих Гран-При мира, Лауреат многих литературных премий, орденов и медалей СП Российской Федерации.

 

Дождь и воплощение поэтессы - символы любви Светланы Савицкой к Вьетнаму. Эта любовь не только исходит из сердца доброго и искреннего русского друга, но и глубоко проникает в суть современной вьетнамской культуры и жизни. Читая этот сборник, вьетнамские читатели очень отчетливо услышат удар сердца и почувствуют доброту поэтессы Светланы Савицкой. Это чудо можно сотворить только поэзией! Я надеюсь, что она скоро вернется во Вьетнам и сможет привести ее к нашим землям и культурным слоям, с которыми она познакомилась только через книги. Я верю, что Света обогатит нашу духовную жизнь, а Вьетнам всегда для нее бесконечное сокровище.

 

Хайфон, июнь 2021 г.

М.В.Ф

(Перевод с вьетнамского на русский : Динь Тхи Нгок Хиеу и Май Ван Фан)

 

  

Первая публикация поэтессы Светланы Савицкой

 

Поэтесса Светлана Савицкая в пагоде Чанкуок (Вьетнам), весна 2019 г.

 

 

 

CƠN MƯA VÀ SỰ HÓA THÂN

(Về tập thơ song ngữ Nga-Việt “Nếu trên đường… mưa…” của S. Savitskaya, Mai Văn Phấn dịch. NXB Học viện N.E Zhukovsky, Nga, 2021)

 

 

Mai Văn Phấn

 

 

“Tôi ở đây

Bên bạn

Tôi là mãi mãi”

S. SAVITSKAYA

 

Nhà xuất bản Học viện N.E Zhukovsky tại Liên bang Nga vừa ấn hành tập thơ song ngữ Nga-Việt “Если в дорогу ... дождь… / Nếu trên đường… mưa…” của nhà thơ, viện sĩ, tiến sĩ triết học người Nga Svetlana Vasilievna Savitskaya, do Mai Văn Phấn dịch. Đây là cuốn sách thứ 90 của S. Savitskaya, gồm những bài thơ viết về Việt Nam, về phong tục tập quán, vẻ đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, nơi nhà thơ đã có dịp đến thăm.

 

Tiêu đề cuốn sách phải chăng mang đến cho bạn đọc sự bất ngờ? Những cơn mưa chợt đến trên đường thường khó dự đoán? Tôi đã đọc nhiều lần bản tiếng Nga tập thơ này trước khi dịch sang tiếng Việt. Mỗi bài thơ trong đó cho tôi cảm nhận cơn mưa kia không đến bất ngờ, mà từ lâu được quy tụ từ trái tim nồng ấm yêu thương và khoáng đạt, từ vẻ đẹp tâm hồn Nga đôn hậu, bao dung. Tiêu đề đã gọi đúng tên sự dịu dàng, mát lành của mưa, có thể ví như một trong những đặc tính cơ bản của thơ S. Savitskaya. Thấm sâu vào mỗi dòng thơ, trước mắt tôi thường hiện ra con nước thủy triều dâng đầy phù sa bồi đắp cho những vùng châu thổ. Và, tiêu đề tập thơ mang mệnh “Thủy”, cơn mưa của S. Savitskaya đã tưới tắm, “Thủy” sinh “Mộc” theo thuyết ngũ hành phương đông, nước trong mát cho mùa màng, cây cối xanh tốt, sinh sôi.

 

“Tôi muốn sống như trước đây từng sống

Trong từng xăng-ti-mét Việt Nam!”

(Thư gửi bạn bè).

 

Sveta (tên thân mật của nữ sĩ S. Savitskaya) đã viết những dòng thơ tràn đầy nhiệt huyết, chân thành ấy khi mới học lớp 8. Tôi thực sự ngạc nhiên và thán phục trước tài năng của một học sinh phổ thông đã viết bài thơ này. Bài thơ có kết cấu chặt chẽ với cảm xúc dâng tràn, lan tỏa mạnh, lay động trái tim mọi người ngay trong thời điểm hiện nay. Nếu những Phật tử tin vào những mối “duyên lành”, người theo đạo Thiên Chúa tin vào sự sắp đặt của Thượng Đế, thì tôi tin rằng, nữ thi sĩ S. Savitskaya đã gắn bó với Việt Nam, yêu Việt Nam bằng bản năng nghệ sĩ và tài năng thiên bẩm được Đấng-Toàn-Năng định đoạt. Bài thơ “Thư gửi bạn bè” phải chăng chính là điềm báo tốt lành khi Sveta mới chập chững trên con đường sáng tạo, là khởi đầu mối “duyên lành” gắn bó nhà thơ với mảnh đất ở Đông Nam Á có tên Việt Nam.

 

Giờ đây chị là nhà thơ, nhà văn lớn, có tác phẩm lan tỏa khắp các châu lục. Nhưng Sveta luôn dành trọn vẹn trái tim mình cho Việt Nam bằng tình yêu nồng nhiệt không biên giới. Trong bài thơ có tên “Việt Nam” chị đã viết: “Hãy hấp thụ như nhận giấc mơ/ Mọi minh khí trời đất/ Hãy cho chúng tôi/ Bật tung nội lực./ Việt Nam!” (Việt Nam).

 

“Minh khí trời đất” đã xuất hiện trong thơ S. Savitskaya khi chị đặt chân lên mảnh đất hình chữ “S” này. Mỗi nhịp đập, hơi thở của chị phải chăng chính là những giọt nước thanh khiết lắng đọng từ lâu trong tâm hồn chị, trong đời sống giàu trải nghiệm của chị. Những giọt nước ấy đang thăng hoa, quần tụ thành những đám mây lớn, và mưa xuống đất đai, ruộng đồng nước Việt. “Mưa ấm áp dâng lên như đại dương/ Theo những con sóng cát/ Dọc theo nhịp của núi/ Dọc theo con đường vàng/ Trên từng con sóng rạng rỡ/ Theo lời cầu nguyện của trời/ Và những bài hát của đất/ Để chạm vào những chiếc rễ cây trong giây lát/ Của cây anh đào đang nhẹ nhàng rung rinh/ Trong nhịp điệu tình yêu đang nở rộ” (Không đề). Đoạn thơ trên cho thấy, nhà thơ đã hóa thân thành “những con sóng cát”, thành núi đồi, thành “những con đường vàng” trên đất đai chúng ta. S. Savitskaya có lối viết hiện đại, kết hợp nhuần nhuyễn bản sắc tâm hồn Nga với thế giới quan triết học phương Đông, kiến tạo không gian thơ độc đáo, đầy quyến rũ. Bạn đọc Việt Nam dễ dàng nhận ra những cảnh quan quen thuộc trong không gian của chị, nhưng chúng chuyển động bằng nhịp đập trái tim Nga, tỏa ra ánh sáng tuyệt đẹp mang đặc trưng văn hóa Nga thẳm sâu, vạm vỡ. “Và cứ để / Chiếc váy của tôi rung rinh/ Với bông hoa nhài/ Trong lòng tay của vịnh” (Không đề)

 

Không gian thơ của S. Savitskaya không đơn thuần là bức tranh, hay câu chuyện kể, mà nó luôn sống động, lấp lánh trước mắt bạn đọc. Hình ảnh “chiếc váy rung rinh” và “bông hoa nhài” hiện ra trong khổ thơ trên cho thấy nó được hòa quyện nhuần nhuyễn trong không gian nghệ thuật của nhà thơ. Những hình ảnh này mang đến cho bạn đọc cảm giác huyền ảo lạ kỳ, khi mờ khi tỏ, thấp thoáng như bóng những ngọn núi bỗng chốc tan nhòa trong lăn tăn sóng nước Hạ Long. Bài thơ này cho thấy, nhà thơ đã hóa thân trọn vẹn trong không gian thơ mà chị vừa kiến tạo. Nhịp điệu dòng chảy trong đoạn thơ hoàn toàn đồng điệu với nhịp hồn thơ ngây của Sveta từ bốn mươi năm trước; nó được tiên báo trong bài thơ “Thư gửi bạn bè” mà tôi đã dẫn ở trên. Vài năm trước đây chị đã đến Việt Nam, đã trải nghiệm thực tế bằng tình yêu nồng hậu, chân thành “Trong từng xăng-ti-mét Việt Nam!”.

 

Sự hóa thân của Sveta hiển hiện nhiều dáng vẻ với đa dạng cung bậc cảm xúc. Lúc lộng lẫy, thiêng liêng, đầy quyền uy trong “Thần thoại về vệ nữ”: “Ta biến đi trong đêm/ Với tình yêu tha thiết,/ Thật thiêng liêng!/ Dũng mãnh!/ Tuyệt vời!”. Và có những khoảnh khắc chan chứa thương yêu, gần gũi và giản dị như từng hơi thở, tiếng cười: “Bạn cho tôi biết/ trên thế giới này không gì đẹp hơn/ sự quyến rũ dịu dàng trong đôi mắt tình yêu.”.

 

“Nếu trên đường… mưa…”. Có thể nói, hình ảnh “mưa” chính là khởi nguồn cảm xúc thi ca, là từ khóa trong tập thơ này. Nếu “con đường” là hành trình sáng tạo, là đường đến Việt Nam của S. Savitskaya, thì “mưa” chính là những vì sao, tín hiệu, ngọn hải đăng soi sáng, dẫn đường cho chị: “- Mưa./ Đúng. Những cơn mưa./ Mỗi giọt chạm vào dây đàn lia thần thánh,/ Như nhịp tim”. Nữ thi sĩ đã gọi tên “những ngôi sao”, “ngọn hải đăng” trong bài thơ “Những con cò trắng”. Sveta là người am hiểu sâu rộng văn hóa và lịch sử Việt Nam. Hình ảnh con cò trong ca dao, dân ca Việt Nam luôn gợi nhắc tới thân phận người phụ nữ nông thôn với tấm thân gầy guộc, vất vả mưu sinh. Câu thơ trên của S. Savitskaya tựa bức tranh màu sáng, tương phản với hình ảnh “Con cò đi đón cơn mưa/ Tối tăm mù mịt ai đưa cò về” trong ca dao chúng ta.

 

“Mưa” trong tập thơ này cũng là nơi phát sinh ánh sáng. Khác với những nhịp điệu lê thê, ủ dột của mưa trong thơ Việt trước đây, cơn mưa của Sveta mang tinh thần khoáng hoạt, mạnh mẽ, tự tin. “Mưa” ở đây mang trong mình hơi thở vũ trụ, của chói chang ánh mặt trời, thắp sáng những giấc mơ: “Tôi đến với mặt trời từ buổi tối/ lần nữa/ qua màn đêm, qua giấc mộng - Tôi bay!/ Tôi sẽ phân phát từng tia mặt trời của tôi!/ Hãy để tôi chỉ nhận được nỗi đau từ nó!/ Tôi sẽ mãi mang theo mặt trời bên tôi cho đến khi tắt thở!” (Mặt trời).

 

Hình ảnh “mưa” và sự hóa thân của thi sĩ thể hiện đậm nét nhất trong bài thơ “Mưa trên đường”: “Mưa sẽ đến gần đôi mắt/ Thiên đường!/ Và quỹ đạo thiên đường!/ Tin tưởng vào ý chí/ Đôi tay của bạn!... / Và hãy hình dung/ Thay đổi tất cả/ Chỉ một cơn mưa duy nhất/ Sẽ định đoạt./ Chỉ có mưa mới chung thủy với bạn”. Có thể gọi đây là khúc khải hoàn vang vọng nhất tập thơ về sự hóa thân của thi sĩ thành muôn vật cỏ cây trong không gian nước Việt thông qua những cơn mưa. Nó hiển hiện rõ lộ trình và đích đến của ý tưởng thẩm mỹ, yêu thương để tôn vinh nhau, để soi sáng nhau cùng hướng đến lương thiện, gần gũi. Đó cũng chính là mục đích cao cả của thi ca, của con người trên thế gian này.

 

Hình ảnh con người, vẻ đẹp tâm hồn Việt đã hiện ra tuyệt đẹp trong tập thơ S. Savitskaya. Bạn đọc dễ nhận ra bóng dáng người bạn Nga hồn hậu, hết mực chân thành bên chúng ta trong những câu thơ: “Ngạt thở/ Bởi vẻ đẹp/ Táo bạo/ ... của tiếng cười rạng rỡ/ Và bởi sự quyến rũ/ Của màu trắng/ Của hàm răng trắng,/ Mà sau đó -/ … là trái tim!” (Tiếng cười của bạn); hay “Tại sao tâm hồn tôi như quả lựu/ Không thể tưởng tượng được lại nhớ mong bạn thêm lần nữa!?” (Giữa hè).

 

Thơ S. Savitskaya có cấu trúc hiện đại, không lệ thuộc vào bất kỳ khuynh hướng nào của thơ ca phương Tây. Tập thơ theo hướng cách tân, nhưng bạn đọc dễ nhận ra nhịp điệu tâm hồn Nga, văn hóa Nga trong từng tứ thơ, từng hình ảnh. Nhiều câu thơ được ngắt quãng, bẻ gãy nhịp điệu giữa mạch thơ, khá gần với cách nói đời thường, có nhịp điệu hiện đại, tiếu tấu nhanh và mạnh. “Nơi lồng ngực/ Máu sôi lên/ Trong hạnh phúc trào dâng!” (không đề). Nhiều câu thơ ngắn, xuống dòng đột ngột, tạo ra sự hối thúc, buông lửng, vội vã. Bạn đọc thưởng thức đoạn thơ trong bài “Màu trắng cũng có ý nghĩa!” sẽ thấy cách kiến tạo hình ảnh của S. Savitskaya khá gần gũi với một số cây bút có xu hướng đổi mới, cách tân ở ta hiện nay: “Hồi sinh trong cơn mưa rào,/ Cầu vồng trắng/ Bằng dòng sữa/ Vực dậy linh hồn/ Bằng lời yêu thương/ Được làm mới trong niềm vui sướng/ Anh là thật.../ Anh là thật!”. Nhà thơ đã tạo ra nhiều khoảng trống trong mạch thơ này, các hình ảnh tương đối độc lập về nghĩa, phân mảnh đứng cạnh nhau. Tuy vậy, bạn đọc vẫn nhận ra một luồng cảm xúc mạnh, thổi liên tục trong đoạn thơ trên.

           

Thơ S. Savitskaya trước hết mang đến cho chúng ta vẻ đẹp tâm hồn Nga cởi mở và nhân hậu. Chị đã dành trọn vẹn tình yêu cho Việt Nam từ khi mới học lớp 8, đến nay đã bốn mươi năm. Bài thơ “Thư gửi bạn bè” của cô bé Sveta ngày ấy đã khiến bạn bè của cha cô và nhiều người đã khóc vì chiến tranh đã giết chóc, tàn phá nước Việt. Tại Hội nghị Quốc tế Quảng bá văn học Việt Nam lần thứ 4 tổ chức tại Hà Nội, 2/2019 chị đã nói: “ Chắc Chúa đã nghe thấy lời cầu nguyện của tôi. Lời cầu nguyện của cô gái nhỏ. Một nữ sinh Mát-xcơ-va, người nhiệt thành mong muốn duy nhất một điều - hòa bình cho Việt Nam. Và những giọt nước mắt. Giọt nước mắt nhỏ bé này có sức mạnh vượt qua tất cả các thế lực tội ác trên hành tinh”.

           

Svetlana Vasilievna Savitskaya sinh ngày 10/10/1963 tại thành phố Ordzhonikidze (nay gọi Vladikavkaz, nằm ở phía bắc Caucasus, thuộc thủ phủ Bắc Ossetia), LB Nga. Chị không chỉ là nhà văn, nhà thơ uy tín, có nhiều tác phẩm được dịch ra 20 thứ tiếng trên thế giới, S. Savitskaya còn là nhân vật nổi tiếng của công chúng quốc tế, nhà hoạt động từ thiện. Chị là người sáng lập Giải thưởng Văn học “Cây bút vàng nước Nga” từ năm 2005; từng đoạt một số giải thưởng quốc tế, nhiều giải thưởng văn học và huân huy chương của Liên bang Nga.

 

Cơn mưa và sự hóa thân của thi sĩ chính là biểu tượng cho tình yêu của S. Savitskaya dành cho Việt Nam. Tình yêu ấy không chỉ tỏa sáng từ trái tim người bạn Nga tài hoa và chân thành, mà nó thấm sâu vào căn cốt văn hóa, đời sống chúng ta. Bạn đọc Việt Nam sẽ nghe rõ nhịp đập trái tim, cảm nhận được trọn vẹn tấm lòng thơm thảo của nữ thi sĩ S. Savitskaya khi đọc tập thơ này. Điều kỳ diệu ấy có lẽ chỉ thơ ca mới làm được! Tôi mong chị sớm trở lại Việt Nam, được đưa chị đến những vùng đất mới, những địa tầng văn hóa trầm tích nơi đây mà có thể chị mới làm quen qua sách báo. Tôi tin Sveta sẽ làm giàu có thêm đời sống tinh thần chúng ta, và dĩ nhiên, Việt Nam luôn là kho báu vô tận đối với chị.

 

Hải Phòng, 6/2021

M.V.P

 

 

Nhà thơ Svetlana Savitskaya bên Hồ Tây, Hà Nội, mùa xuân 2019

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI KHÁC
1 2 3 4 5  ... 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị