Đỗ Trọng Khơi

Đọc “Tắm đầu năm” của Mai Văn
Phấn
Tắm đầu năm
thanh tẩy mãi vẫn
không thấy sạch
quay về tắm bằng ngọn
đèn
thử đưa bờ vai về
phía ánh sáng
rồi cả hai tay
bàn chân, cằm, đầu
gối
cả đôi tròng mắt và
tiếng ho khan
xối ánh sáng vào từng
góc khuất
góc khuất như lò thúc
mầm
như thép nóng đem tôi
vào nước
như quả trứng trong ổ
đang ấp
rễ thân cành đã chiết
đâm ngang
tắm gội cho mùa xuân
về
vừa lặn vào ánh sáng
vừa gọi thầm ông bà,
cha mẹ
cơ thể bốc cao về
phía ngọn đèn
vừa xối mạnh vừa gọi
tên em
ánh sáng bồng bềnh
bụng mang dạ chửa
thử gọi một ai xa lắc
xa lơ
ngọn đèn lặng phắc
càng tỏ
càng tỏ.
Mai Văn Phấn
Lời bình của nhà thơ
Đỗ Trọng Khơi:
Tắm đầu năm, ở đây là
tắm bằng ánh sáng. Và bởi lẽ “thanh tẩy mãi vẫn không thấy sạch”, không có hình thức “tắm” nào khác cho sạch được mới phải về nhà, thắp đèn
lên để tắm bằng “ánh sáng”. Rõ là nhu cầu cần được “sạch” không chỉ cho làn da,
thân thể. Ở tình huống không gian thơ này, điều căn cốt là nhu cầu “thanh tẩy”
tâm hồn, ý thức, tư tưởng. Điều mong này kể cũng không có gì lạ. Điểm mới, lạ
của thơ là ở cách trình bày, ở cách làm khác câu chữ trong biểu đạt ý tưởng.
Thử đưa bờ vai về
phía ánh sáng/ rồi hai tay/ bàn chân, cằm, đầu gối/… những thao tác và vật thể được
đưa ra tắm vẫn trong dạng thể hình dung được. Sự chờ đợi cuộc thanh tẩy chỉ
thật diễn ra khi câu thơ “cả đôi chòng mắt và tiếng ho khan” xuất hiện. Vậy là vật thể “đôi
chòng mắt”, khả năng nhìn, sử dụng ánh sáng và thậm chí cả âm thanh “tiếng ho
khan” cũng được tắm, cũng cần được thanh tẩy. Ngôn ngữ diễn ra tới đây vẫn
trong nhịp điệu, phép tắc đối đãi cho phép. Nó cho thấy một nhịp điệu sống có
tiến trình, không đột ngột. Thật tự tin, bình thản trong công việc của mình.
Chính vì vậy, cuộc tắm rửa, thanh tẩy tâm hồn, ý thức, tư tưởng mới diễn ra,
mới đủ sức làm thứ việc này. Công cuộc nhằm tái tạo, tái sinh lại đời sống:
Xối ánh sáng vào từng
góc khuất
Góc khuất như lò thúc
mầm
Như thép nóng đem tôi
vào nước
Như quả trứng trong ổ
đang ấp
Rễ thân cành đã chiết
đâm ngang…
Qủa thực là vậy. Và
chỉ nhờ vậy, trong dòng ánh sáng đó mới cho thấy được hiện thực hình ảnh người
vợ đang “bụng mang dạ chửa” – nghĩa là cũng trong khả năng “sinh nở”, và cho
thấy “ông bà” – tổ tiên, quá khứ. Tới đây, thơ đã tạo ra một trạng thái sống
đồng hiện, huyền ảo. (Cứ bảo, thơ Mai Văn Phấn là thơ hiện đại – hậu hiện đại,
là Tây, không chỉ có thế. Thơ ông vẫn gần với thi pháp cổ tích, cổ điển phương
Đông).
Với không gian nghệ
thuật: Đồng hiện, huyền ảo, qua bài thơ Tắm đầu năm cho phép thơ Mai Văn Phấn
mở đường biên biểu tượng rất rộng. Trong không gian sống này, ngõ hầu tư duy
thơ ông tiếp cận tới được cả những vùng sống tối khuất nhất của quá khứ, của
tương lai, của tâm thức: “thử gọi một ai xa lắc xa lơ/ ngọn đèn lặng phắc càng tỏ/ càng tỏ”…
Mới, lạ trong trình
bày, biểu đạt ý tưởng mà vẫn không xa lạ với phương pháp nghệ thuật cổ điển.
Đây là thành công, một đóng góp quý của nhà thơ Mai Văn Phấn cho nền thơ Việt
Nam đương đại.
Đ.T.K
(trannhuong.com)